Biết Bơi Sớm Thêm Nguồn Vốn Cho Trẻ (2)

Biết Bơi Sớm: Thêm Nguồn Vốn Cho Trẻ

Tầm quan trọng của việc học bơi ở độ tuổi trẻ không thể tranh cãi được. Các bài học bơi kích thích sự phát triển của trẻ em, giống như các loại hoạt động thể chất và thể thao khác, có thể cải thiện tích cực sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em. Trẻ em bắt đầu bơi lội như trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi có khả năng nhận thức và thể chất cao hơn so với trẻ em không có.

Vậy tại sao bơi lội khác với các môn thể thao khác?

Các bé TIS đang tập những động tác trên cạn

Việc tham gia bơi lội có thể bắt đầu rất sớm trong cuộc sống. Trẻ có thể được giới thiệu với nước và bơi lội trước khi chúng có thể đi bộ, nói chuyện hoặc ngồi một cách độc lập. Có rất nhiều lợi thế để bắt đầu bơi sớm. Nếu khoa học cho chúng ta biết chúng ta học qua cơ thể của chúng ta và não bộ của trẻ được phát triển thông qua các chuyển động, một hoạt động như bơi lội phải là lý tưởng.

Tại sao? Bởi vì với bơi lội, các bộ phận khác nhau của cơ thể có thể di chuyển theo mọi hướng với hầu như không có bất kỳ hạn chế nào, trong một môi trường vừa kích thích vừa nhẹ nhàng trên cơ thể trẻ đang phát triển.

Một Tis-er tí hon đang thả mình trong làn nước mát rượi

Các hành động chân và tay đối xứng trong bơi lội có nghĩa là phía bên phải, và phía bên trái của cơ thể, phải theo cùng một kiểu chuyển động và người ta không thể chỉ dựa vào một bên của cơ thể để thực hiện hầu hết công việc như bóng đá hoặc bóng rổ. Bất kỳ loại hoạt động thể chất nào cung cấp cho trẻ em cơ hội để thể chất và yêu cầu tham gia cả hai bên của cơ thể đều cải thiện sự phối hợp.

Bơi có giúp giữ thăng bằng tốt?

Cô giáo đang “dìu” tập bơi đứng, thở trong nước

Nước cung cấp một môi trường gần như không trọng lượng, trong đó trẻ em có thể di chuyển chân tay, thân, cổ và đầu tự do. Trong một quá trình học bơi, một đứa trẻ học cách di chuyển theo các hướng khác nhau cả ở vị trí thẳng đứng và nằm ngang trong khi vẫn giữ thăng bằng trong nước. Bơi là duy nhất bởi vì nó đồng thời cải thiện sự cân bằng của trẻ, nhận thức về cơ thể và phối hợp trong một môi trường kích thích. Bơi lội thúc đẩy phát triển thể chất và có thể giúp đỡ để đặt nền tảng cần thiết cho việc học tập thành công.

Các bé được vừa học tập và giải trí sảng khoái tại hồ bơi

Vì vậy để cha mẹ trẻ em cần có nhiều cơ hội được tự do hoạt động và chơi trong các môi trường khác nhau, đưa trẻ em đến các bài học bơi quanh năm. Là một quyết định khôn ngoan!

Chung kết TIS Spelling Bee 2018 - Quán quân thật xứng đáng (2)

Chung kết TIS Spelling Bee 2018 – Quán quân thật xứng đáng

Cuộc tranh tài nảy lửa giữa các chú ong nhí ở Vòng chung kết TIS Spelling Bee vừa diễn ra sáng Thứ Sáu ngày 31 tháng 8 tại Hội trường Trường Quốc tế TIS. Các bạn trong TOP 10 đã lần lượt lên sân khấu đánh vần với thời lượng 30 giây mỗi từ, và sau vòng 1, 4 chú ong tiến vào vòng 2 rồi cuối cùng chỉ còn lại trên sân khấu 2 đối thủ một chín một mười – Ashley Vân Khánh Lớp 5 và Kathy Thy Khanh Hoang Lớp 3. Hãy cùng xem qua những hình ảnh vòng Chung kết sáng nay nhé:

Jessica Thảo Nguyên – Quán quân TIS Spelling Bee 2017 với tiết mục văn nghệ mở màn

TOP 10 cùng nhau trình diễn tiết mục nhảy vô cùng sôi động

Ts. Lê Đức Ánh – Hiệu trưởng nhà trường có đôi lời phát biểu về cuộc thi

Mỗi thí sinh có 30 giây để đánh vần 1 từ

Ban giám khảo gồm thầy Matthew Grizzle & thầy Brian Le

Sau vòng 1 khi tất cả 10 bạn đã đánh vần, ban giám khảo chọn ra được 4 bạn tiến vào vòng 2

Và rồi, trên sân khấu chỉ còn lại 2 chú ong kiên cường quyết chiến giành ngôi vị quán quân

Và quán quân TIS Spelling Bee 2018 không ai khác chính là Kathy Thy Khanh Hoang!!!

Kathy trao quà tặng may mắn cho khán giả dự đoán chiến thắng cho mình

Mọi người cùng chụp ảnh lưu niệm sau cuộc thi

Quà tặng cho Quán quân sẽ được trao thưởng vào Lễ Khai giảng 5-9-2018 sắp tới, chúc mừng Kathy cũng như các bạn lọt vào vòng Chung Kết TIS Spelling Bee năm nay!!!

 

Các bạn lớp 12 ngồi cùng với nhau để trao đổi bài

Lớp Học truy bài tập trung: Sự khác biệt của học sinh TIS

Trong chương trình học chính khóa, thời gian trên lớp tương đối đủ để giảng dạy phần lý thuyết và bài tập cho học sinh nhưng đòi hỏi các em phải có sự tập trung cao và theo sát nội dung giảng dạy của giáo viên, điều này không phải lúc nào cũng có được. Bên cạnh đó các phần bài tập bổ sung và củng cố kiến thức thì hầu như học sinh phải tự làm. Vì vậy, giờ học truy bài tập trung buổi tối tại trường chính là cơ hội để học sinh trao đổi kiến thức với bạn bè và thầy cô để nâng cao hiệu quả học tập trong suốt quá trình dài.

Sử dụng thời gian học có hiệu quả

 

                          Những người bạn TIS đang cặm cụi học bài, làm bài

Chúng ta cứ nghĩ rằng việc học lớp truy bài tập trung buổi tối làm tốn khá nhiều thời gian trong việc giữ trật tự lớp, nói chuyện ngoài lề,.. Nhưng thật ra, học truy bài tập trung lại thật sự giúp tiết kiệm thời gian cực lớn từ thói quen truy cập internet, các trò chơi tiêu khiển và những cám dỗ khác. Khi học truy bài tập trung, các học sinh được “gói gọn” thời gian, và mục tiêu học thuộc hay làm bài tập. Các học sinh sẽ tránh các trò chơi tiêu khiển làm sao nhãng thời gian để học bài hay chuẩn bị bài cho buổi học hôm sau.

Làm quen “tư thế” chuẩn bị trả bài

 

                       Một bạn TIS đang trả bài môn địa cho thầy giám thị

Có rất nhiều bạn học sinh đã nói rằng “Em thật sự đã thuộc bài từ hôm qua rồi mà thầy/cô ơi” nhưng lại khi trả bài lại không được. Tại sao lại như vậy?  Đúng là các bạn đó đã học thuộc nhưng không có thực hiện tư thế “làm quen trước”. Khi học truy bài tập trung, các thầy/ cô sẽ bắt buộc các bạn đứng trước mặt trả bài cho đến khi thuộc thì thôi. Đó chính là điều giúp học sinh không chỉ quen thuộc với thầy/ cô mà còn quen thuộc với hoàn cảnh ấy.

Trao đổi thông tin hữu ích với bạn bè


                           Các bạn lớp 12 ngồi cùng với nhau để trao đổi bài

Các bạn cũng đã nghe rằng “Học thầy không bằng học bạn” đúng không? Những lớp học truy bài tập trung sẽ giúp chúng ta trao đổi những bí quyết, mẹo hay cách hay để giải quyết những bài toán, lí, hóa phức tạp. Thầy cô dạy rất tốt nhưng người thật sự truyền đạt tốt là những người bạn xung quanh ta.

Sự hướng dẫn tận tâm của thầy cô

 

                                 Một Tis-er đang có khó khăn về đề bài môn văn

Cứ đến buổi học hôm sau, các bạn học sinh sẽ thấy rất nhiều người bạn của mình chép bài bạn, không làm bài tập hay đã làm bài rồi nhưng vẫn chép bài bạn. Hầu hết lý do thật sự không phải do các bạn học sinh lười hay không muốn làm bài để bị hôm sau trách phạt mà vì các bạn ấy không biết phải làm bài như thế nào.

Để giải quyết vấn đề này, việc học truy bài tập trung là cần thiết. Với các bài tập khó và những vấn đề khó hiểu, thầy cô ở lớp truy bài tập trung sẽ giúp các học sinh giải đáp thắc mắc, phân tích giảng giải và kiểm tra các bài đã đủ hay đã làm đúng chưa. Đặc biệt là các bạn học sinh lớp 12 thì quá trình học tập có hiệu quả và khoa học sẽ giúp các bạn có cơ hội “chuyển mình” đậu tốt nghiệp với điểm số cao hơn.

Tất cả những điều đó đã tạo nên sự khác biệt lớn cho chương trình học tập trung buổi tối tại trường quốc tế TIS mà tất cả GVNV và HS đang hướng tới một năm học thành công hơn.

Good Morning TIS Bầu cử Hội đồng học sinh 2018-2019 (5)

Good Morning TIS: Bầu cử Hội đồng học sinh 2018-2019

WGood Morning TIS quay trở lại với những nội dung hấp dẫn như công bố các lớp đạt thành tích xuất sắc nhất tháng hay bầu cử cho các vị trí trong Hội đồng học sinh năm học 2018-2019, hãy cùng đón xem sáng thứ Hai hôm nay có gì thú vị nhé:

Hai Lớp xuất sắc của tháng vừa qua chính là Lớp 1 & Lớp 9

Hội đồng học sinh làm nóng hội trường bằng cách bắt tràng pháo tay TIS sôi nổi

Ai ai cũng hưởng ứng hết nè

Video giới thiệu từng cá nhân trong hội đồng khiến các bạn thích thú

Cô MC Kiều Diễm phỏng vấn các bạn về cảm xúc khi tham gia bầu cử

Hội đồng học sinh phát phiếu bầu cử cho các bạn

Các bạn TIS-ers hãy nhanh chóng bầu chọn nhé, kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 5 tháng 9 năm 2018. Chúc các TIS-ers có tuần lễ học tập và làm việc tốt và không quên nghỉ Lễ 2 tháng 9 thật vui!

Trổ Tài Sáng Tạo Cùng Họa Sĩ Nhí Tại TIS (2)

Trổ Tài Sáng Tạo Cùng Họa Sĩ Nhí Tại TIS

Học vẽ qua từng trang giấy với những bút sáp, màu sơn không còn xa lạ với cuộc sống học tập của trẻ. Nhưng với thời đại công nghệ, thiết kế đồ họa cũng được coi là vẽ nhưng được thể hiện trên ứng dụng, phần mềm. Trường Quốc Tế TIS muốn cho trẻ phát triển sáng tạo hội họa thông qua nhiều phương thức khác nhau.

Một bạn nhỏ TIS đang chăm chú tô màu

Hãy nhớ đến những lúc bạn ngồi ở nhà chờ xe buýt, bạn có thấy các áp phích quảng cáo lộng lẫy được treo ở phía sau?
Hãy nhớ đến các lần bạn đến rạp xem phim, bạn có thấy các tấm poster quảng cáo phim bắt mắt được trưng bày khắp rạp chiếu?

Những ngôi nhà được trang trí với màu sắc khác nhau của các bạn TIS

Ngôi nhà trái tim qua sự sáng tạo của bạn nhỏ

Đúng vậy, những tấm áp phích quảng cáo, poster phim, cách trình bày của tạp chí và logo các công ty… chính là “sản phẩm đồ họa” bạn thấy hàng ngày nhưng có thể chưa biết gọi tên.
Trường Quốc Tế TIS nhận ra muốn trẻ biết những môn đồ họa này phải cho trẻ tập làm quen với nó khi còn nhỏ để tìm kiếm và phát triển tài năng của trẻ theo từng cá thể riêng biệt. Với những trẻ tiểu học để kích thích và phát huy hết khả năng nhận biết màu sắc, môn học cho phép trẻ thiết kế đồ họa các loại có màu sắc trung tính sạch sẽ và tươi mới như màu vàng của mặt trời, hoa, màu xanh lá của cây, màu xanh da trời của bầu trời,  màu đỏ của lớp gạch ngói,….

Trẻ em là nhà tư tưởng trực quan thường sẽ bắt đầu tạo ra những bức vẽ đẹp khi các bé ở trường. Phụ huynh nên khuyến khích con em mình có khả năng tự nhiên để phát triển nó.

KHƠI DẬY SỰ SÁNG TẠO TRONG TRẺ MẦM NON (2)

KHƠI DẬY SỰ SÁNG TẠO TRONG TRẺ MẦM NON

Kích thích sự sáng tạo là một điều rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Mỗi bé đều là những bí ẩn cần được khơi gợi, khám phá mọi năng lực sẵn có mà rất nhiều bậc cha mẹ luôn mong muốn khơi dậy nơi con mình.

 

Trường Quốc tế TIS rèn luyện sự sáng tạo gắn liền với sự tự do và thoải mái về tinh thần trong các em. Các em được thỏa trí sáng tạo khi vẽ lên tường ở khắp nơi, lôi những vật dụng xếp thành thứ mình muốn, hoặc  nhập vai vào người bán hàng bán bán những thực phẩm hằng ngày như trứng sữa, cá,… cho các bạn khác. Những lớp học nhảy giúp các bé sáng tạo ra những bước nhảy độc đáo, mới lạ.

Trong khi chơi đùa các bé có thể nảy sinh những ý tưởng mới, sự sáng tạo trong tư duy, có thể tạo nên những trò chơi, những câu chuyện. Bên cạnh đó, các em còn được hình thành những kỹ năng cần thiết như: giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, rèn luyện sự tự tin hơn khi giao tiếp và thể hiện ý tưởng của mình.

Kết thúc buổi học, các bé được bổ sung đầy đủ năng lượng với hộp sữa đậu nành bổ dưỡng và khoang lang chiên giòn thơm lừng. Chúc các bạn nhỏ trẻ sẽ luôn bay cao, bay xa hơn với khả năng và sự sáng tạo của mình.

Giáo dục cá thể hóa Nhiều cam kết cho một sứ mệnh (3)

Giáo dục cá thể hóa: Nhiều cam kết cho một sứ mệnh

Quan điểm sư phạm tiến bộ của thế giới ngày nay là “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. Yêu cầu người dạy phải quan tâm đặc biệt đến người học trên nhiều phương diện khác nhau trong quá trình dạy học, từ tâm sinh lý đến hoàn cảnh, sở trường sở đoản của học sinh. Từ đó người giáo viên mới có thể chọn lọc được những phương pháp dạy học phù hợp, động viên được học sinh hứng thú, ham thích tìm tòi học tập ở mức độ tốt nhất.

Ở Việt Nam, chủ trương đổi mới nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học đã được đề ra theo quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, nhưng sự đổi mới ấy chỉ là bước đầu và còn dừng ở biện pháp tư tưởng là chủ yếu chưa tổ chức đầy đủ và đồng bộ các điều kiện thực hiện. Hơn nữa, quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” chưa nêu bật được bản chất của phương pháp sư phạm hiện đại, không phải chỉ “lấy học sinh làm trung tâm” mà phải “dạy cá thể cho từng học sinh”.

Dạy học cá thể hóa là việc hết sức cần thiết vì trong một lớp hiện nay khả năng tiếp thu và trình độ của học sinh không đồng đều, thêm vào đó còn giúp các em học tập tốt hơn, phát huy hết khả năng của mình. Tuy nhiên việc dạy theo xu hướng này không dễ dàng, nhất là ở những lớp có sĩ số học sinh đông. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành tích học tập trong các trường học kích thước nhỏ (300-400 học sinh) tối thiểu bằng hoặc cao hơn so với những trường kích thước lớn (vài nghìn học sinh).

Phòng thí nghiệm giáo dục khu vực Tây Bắc Portland, Oregon vừa công bố đánh giá của Kathleen Cotton gồm 103 nghiên cứu khác nhau về mối quan hệ giữa kích thước trường đến các khía cạnh khác nhau của hiệu quả giảng dạy từ vấn đề thành tích, thái độ đối với việc học hoặc môn học cụ thể, hành vi xã hội cho đến mức độ tham gia ngoại khóa, mối quan hệ giữa các cá nhân với các học sinh khác và nhân viên nhà trường, sự chuyên cần, tỷ lệ học sinh bỏ học, tỷ lệ vào đại học và hoàn tất bậc học, thái độ và hợp tác với giáo viên…

Kết quả cho thấy thành tích học tập trong các trường học kích thước nhỏ (300-400 học sinh) tối thiểu bằng hoặc cao hơn so với những trường kích thước lớn (vài nghìn học sinh). Thái độ của học sinh đối với việc học nói chung và đối với môn học cụ thể tích cực hơn trong các trường học kích thước nhỏ. Ứng xử xã hội của học sinh được đánh giá thông qua việc trốn học, vấn đề kỷ luật, bạo lực, trộm cắp, lạm dụng thuốc, tham gia băng đảng, trong trường học kích thước nhỏ được đánh giá tích cực hơn.

Ngoài ra, ở trường học quy mô nhỏ, mức độ tham gia ngoại khóa là cao và đa dạng hơn, học sinh cũng hài lòng hơn đối với các hoạt động này. Các em cũng đạt sự chuyên cần cao, tỷ lệ bỏ học thấp, mối quan hệ thầy trò rất tích cực, ít có phân biệt địa vị xã hội, phân biệt giàu nghèo…

Trường Quốc tế TIS cam kết:

  1. Bình quân 2,5 học sinh trên 1 Giáo viên nhân viên
  2. Xu hướng trường học Quy mô Nhỏ
  3. Vận động các lực lượng tham gia vào Chương trình GD Cá thể
  4. Ứng dụng công nghệ theo hướng cá thể
  5. Chương trình phát triển cá nhân (Personalized Education Plan – PEP)

 

 

 

Học sinh TIS được làm thí nghiệm nhỏ về sự phát triển của các loại đậu

Áp Lực Của Cha Mẹ Là Một Rủi Ro Tiềm Ẩn Trong Sự Thành Công Của Trẻ

Hãy nhớ những gì bạn đang hi vọng cho em bé của bạn trước khi chúng được sinh ra? Hầu hết các bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng “chúng tôi sẽ hạnh phúc miễn là bé khỏe mạnh”. Nhưng một khi đứa trẻ được sinh ra, thật dễ dàng để có nhiều điều ước hơn cho tương lai của đứa trẻ, đúng không? Một số phụ huynh sẽ dừng lại ở không có gì để đảm bảo con em của họ vượt qua kỳ thi tuyển sinh. Nhưng sự căng thẳng khiến một số học sinh bị tổn thương,

Hành vi xấu

Quá nhiều áp lực để làm tốt ở trường có thể khiến trẻ em phải làm những điều phi đạo đức.  Hãy để mắt đến con bạn nếu chúng có dấu hiệu dường như đặc biệt bị căng thẳng bởi trường học và nói chuyện với trẻ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc quan tâm nào.

“Tôi không đủ tốt”

Nếu bạn kiên quyết về con bạn phù hợp với những kỳ vọng bạn đã đặt cho chúng ở trường, thì chúng có khả năng gặp khó khăn trong việc đối phó, ngay cả khi chúng bỏ lỡ dấu ấn chỉ một chút. Chúng sẽ tin rằng sự thành công dựa trên sự hoàn hảo và nếu không thể đạt được điều đó, chúng cũng có thể từ bỏ.

Quá nhiều áp lực học tập đối với trẻ em

Là một phụ huynh, có ít thú vui lớn hơn con của bạn thành công ở trường. Tuy nhiên, nếu bạn đang đặt quá nhiều áp lực lên con bạn để học giỏi, nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng và kết thúc ảnh hưởng tiêu cực đến chúng theo một số cách khác nhau.

Ở đó cho con bạn

Nếu bạn muốn giúp con bạn làm tốt ở trường, bạn cần khuyến khích, thay vì gây áp lực cho chúng. Bằng cách khuyến khích thông qua các phương tiện như hỗ trợ việc học và thảo luận các ý tưởng và khái niệm khác nhau, bạn có thể giúp khơi nguồn cảm hứng cho con bạn. Nếu bạn tin rằng bạn có thể đặt quá nhiều áp lực lên con mình để thành công trong học tập, đừng đánh bại bản thân. Thay vào đó, chỉ cần dành một chút thời gian để nói chuyện với con bạn một cách công khai về cách chúng không cần phải căng thẳng về trường học. Bạn muốn họ thành công, đó là lý do tại sao bạn đặt áp lực lên họ ngay từ đầu. Tuy nhiên, nếu bạn đặt quá nhiều áp lực lên chúng, thì chúng sẽ không có thành công mà bạn đang tìm kiếm.

Lo lắng, lo lắng, lo lắng

Bằng việc có một phụ huynh đặt áp lực lên họ để thành công, một đứa trẻ có thể cảm thấy ít bị cảm hứng và bị đe dọa hơn. Nếu trẻ không đạt được thứ hạng trong lớp, có khả năng là chúng sẽ đổ lỗi cho những cảm xúc xấu của bản thân vì không đủ thông minh, do đó gây ra nhiều căng thẳng và lo lắng hơn. Nếu con bạn thể hiện bất kỳ dấu hiệu đáng lo ngại nào liên quan đến việc học, bạn cần nói chuyện với họ về cách họ cảm thấy và giúp họ cảm thấy tốt hơn thông qua sự bảo đảm.

10 Kỹ Năng Cần Có Ở Học Sinh Thời Kỳ 4.0

10 Kỹ Năng Cần Có Ở Học Sinh Thời Kỳ 4.0?

Để có thể hòa nhập và thành công trong “thời đại 4.0”, ngoài trình độ chuyên môn mỗi đứa trẻ cần tới những kỹ năng thiết yếu khác. Không chỉ là tiếng Anh mà còn có tư duy phản biện, sáng tạo và giao tiếp…

1. Tư duy đột phá

Nhiều bạn trẻ ngày nay rất thích thần tượng một ai đó. Tuy nhiên điều này là không hẳn tốt. Như việc thầy giáo thời điểm này có thể hơn các bạn về mặt tri thức. Nhưng, tại thời điểm và không gian khác thì chưa chắc. Vì thế, trẻ cần có tư duy độc lập và không theo lối mòn. Cũng như luôn tìm cách học hỏi những gì mà nhà trường và thầy cô chưa có điều kiện cung cấp cho mình.

10 Kỹ Năng Cần Có Ở Học Sinh Thời Kỳ 4.0

2.Tư duy phản biện

Hiểu một cách đơn giản thì tư duy phản biện là một quá trình tư duy nhằm chất vấn lại các giả thuyết hay thông tin nào đó. Người ta dùng nó để chứng minh một nhận định hợp lý hay không, từ đó đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề.

Việc rèn luyện tư duy phản biện là vô cùng cần thiết, bởi nhờ có tư duy phản biện, trẻ sẽ hình thành thói quen, biết cách tiếp cận vấn đề đa chiều, không thụ động; có khả năng quan sát, phân tích và nhìn nhận thấu đáo, từ đó trở nên tự lập, tự cường trong cuộc sống, dễ thích nghi trước mọi đổi thay.

3.Sáng tạo

Sáng tạo được dự đoán sẽ trở thành một kỹ năng quan trọng trong tương lai, vì vậy trước khi trẻ tự bảo mình là một người không sáng tạo, hãy nhớ rằng sự sáng tạo không phải là miền độc quyền của các loại nghệ thuật như nhạc sĩ và nhà văn.

Nếu trẻ có thể kết nối các dấu chấm với thông tin dường như khác nhau và đưa tất cả các ý tưởng lại với nhau để trình bày điều gì đó ‘mới’, thì trẻ là một người sáng tạo. Có nhiều cách để mở ra sáng tạo bên trong trẻ bằng cách thử các bài tập tò mò và tự biểu hiện một cách thường xuyên.

Học sinh TIS được làm thí nghiệm nhỏ về sự phát triển của các loại đậu

          Học sinh TIS được làm thí nghiệm nhỏ về sự phát triển của các loại đậu

4.Kỹ năng tiếng Anh

Hơn bao giờ hết, chúng ta cần xem việc đào tạo tiếng Anh giống như giảng dạy 1 kỹ năng. Nghĩa là phải làm sao để ngôn ngữ này được hình thành và áp dụng thường xuyên trong thực tiễn. Từ đó các con có thể sử dụng để suy nghĩ, tư duy cũng như thể hiện quan điểm của mình trước các vấn đề, cả về học thuật lẫn xã hội.

5.Phối hợp với người khác

Cộng tác là yếu tố quan trọng trong bất kỳ môi trường làm việc nào và đây là điều mà con người may mắn vẫn giỏi hơn robot!

Phối hợp với những người khác liên quan đến kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ, nhận thức về điểm mạnh và điểm yếu của người khác, và có thể làm việc với nhiều tính cách khác nhau. Trẻ nên được tạo điều kiện làm việc nhóm nhiều hơn để hiểu rõ cách làm việc với người khác.

6.Trí tuệ cảm xúc

Nó ảnh hưởng đến cách chúng tôi quản lý hành vi, điều hướng các phức tạp xã hội và đưa ra quyết định cá nhân đạt được kết quả tích cực.’

7.Sự phán xét và ra quyết định

Làm thế nào bạn có thể cải thiện kỹ năng ra quyết định của bạn ngay lập tức? Bắt đầu thoải mái hơn với dữ liệu. Trước tiên, để tìm ra câu hỏi hoặc vấn đề bạn muốn trả lời, sau đó dành thời gian để khám phá những dữ liệu đó có thể giúp bạn thu thập thông tin này. Khi bạn có hai thứ này bạn sẽ muốn biết môn địa lí và lịch sử thành người bạn thân nhất của mình như việc tìm hiểu các con đường đi liên quan đến lịch sử và học các đặc điểm, điều gì hình thành nên tên con đường đó .

8.Kỹ năng giao tiếp

Thực tế cho thấy, trẻ giao tiếp tốt luôn có khả năng thành công cao hơn trong cuộc sống. Giao tiếp tốt mới là điều kiện tiên quyết để con hòa nhập với bất kỳ môi trường nào, vừa giúp con có được kết quả học tập, công việc tốt hơn, vừa thúc đẩy sự phát triển của cá nhân nữa. Kỹ năng giao tiếp có thể phát triển thông qua nhiều hoạt động khác nhau, từ trò chuyện giản đơn đến thuyết trình, tranh biện….vv…

9.Xác định ước mơ

Quan trọng nhất là trẻ biết mình đến đâu với mục đích gì. Giấc mơ là nơi bắt đầu. Trẻ nên lưu ý không chọn giấc mơ nặng quá nhưng cũng đừng nhẹ quá để mình đi được con đường dài.

10.Tính linh hoạt nhận thức

Trẻ nhận thức tốt sẽ biết cách học những điều mới và đặc biệt, học cách suy nghĩ mới. Nếu trẻ ‘không phải là một người theo sáng tạo’, hãy tìm hiểu một công cụ, tham gia nhảy múa hoặc thử sức với một lớp nghệ thuật. Các bạn trẻ trang bị bộ kỹ năng cần có để chuyển đổi nghề linh hoạt. Bộ kỹ năng này, các bạn học từ những người thành đạt có khả năng truyền cảm hứng tương đối tốt.