Tin Tức

23/06/2018

Giáo dục cá thể hóa: Nhiều cam kết cho một sứ mệnh

Quan điểm sư phạm tiến bộ của thế giới ngày nay là “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. Yêu cầu người dạy phải quan tâm đặc biệt đến người học trên nhiều phương diện khác nhau trong quá trình dạy học, từ tâm sinh lý đến hoàn cảnh, sở trường sở đoản của học sinh. Từ đó người giáo viên mới có thể chọn lọc được những phương pháp dạy học phù hợp, động viên được học sinh hứng thú, ham thích tìm tòi học tập ở mức độ tốt nhất.

Ở Việt Nam, chủ trương đổi mới nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học đã được đề ra theo quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, nhưng sự đổi mới ấy chỉ là bước đầu và còn dừng ở biện pháp tư tưởng là chủ yếu chưa tổ chức đầy đủ và đồng bộ các điều kiện thực hiện. Hơn nữa, quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” chưa nêu bật được bản chất của phương pháp sư phạm hiện đại, không phải chỉ “lấy học sinh làm trung tâm” mà phải “dạy cá thể cho từng học sinh”.

Dạy học cá thể hóa là việc hết sức cần thiết vì trong một lớp hiện nay khả năng tiếp thu và trình độ của học sinh không đồng đều, thêm vào đó còn giúp các em học tập tốt hơn, phát huy hết khả năng của mình. Tuy nhiên việc dạy theo xu hướng này không dễ dàng, nhất là ở những lớp có sĩ số học sinh đông. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành tích học tập trong các trường học kích thước nhỏ (300-400 học sinh) tối thiểu bằng hoặc cao hơn so với những trường kích thước lớn (vài nghìn học sinh).

Phòng thí nghiệm giáo dục khu vực Tây Bắc Portland, Oregon vừa công bố đánh giá của Kathleen Cotton gồm 103 nghiên cứu khác nhau về mối quan hệ giữa kích thước trường đến các khía cạnh khác nhau của hiệu quả giảng dạy từ vấn đề thành tích, thái độ đối với việc học hoặc môn học cụ thể, hành vi xã hội cho đến mức độ tham gia ngoại khóa, mối quan hệ giữa các cá nhân với các học sinh khác và nhân viên nhà trường, sự chuyên cần, tỷ lệ học sinh bỏ học, tỷ lệ vào đại học và hoàn tất bậc học, thái độ và hợp tác với giáo viên…

Kết quả cho thấy thành tích học tập trong các trường học kích thước nhỏ (300-400 học sinh) tối thiểu bằng hoặc cao hơn so với những trường kích thước lớn (vài nghìn học sinh). Thái độ của học sinh đối với việc học nói chung và đối với môn học cụ thể tích cực hơn trong các trường học kích thước nhỏ. Ứng xử xã hội của học sinh được đánh giá thông qua việc trốn học, vấn đề kỷ luật, bạo lực, trộm cắp, lạm dụng thuốc, tham gia băng đảng, trong trường học kích thước nhỏ được đánh giá tích cực hơn.

Ngoài ra, ở trường học quy mô nhỏ, mức độ tham gia ngoại khóa là cao và đa dạng hơn, học sinh cũng hài lòng hơn đối với các hoạt động này. Các em cũng đạt sự chuyên cần cao, tỷ lệ bỏ học thấp, mối quan hệ thầy trò rất tích cực, ít có phân biệt địa vị xã hội, phân biệt giàu nghèo…

Trường Quốc tế TIS cam kết:

  1. Bình quân 2,5 học sinh trên 1 Giáo viên nhân viên
  2. Xu hướng trường học Quy mô Nhỏ
  3. Vận động các lực lượng tham gia vào Chương trình GD Cá thể
  4. Ứng dụng công nghệ theo hướng cá thể
  5. Chương trình phát triển cá nhân (Personalized Education Plan – PEP)

 

 

 

TIN TỨC TIS
About nguyenhien

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.