“Mẹ ơi, mai con vào Lớp 1 rồi!”

[:vi]“Mẹ ơi, mai con vào Lớp 1 rồi!”[:]

[:vi]Ngày mà con bạn nói với bạn câu nói này tức là bạn rất cần phải biết những Tips sau đây để bé không hoang mang trước bạn mới, thầy cô mới, trường lớp mới… và hòa nhập dễ dàng hơn.

1.Nói về những gì mong đợi con ở trường
Dành thời gian cùng con để nói về một ngày ở trường tiểu học sẽ như thế nào. Khuyến khích con bạn chia sẻ bất kỳ mối quan ngại nào mà trẻ có thể gặp và giải quyết chúng. Bạn cũng có thể chia sẻ “kinh nghiệm làm học sinh cấp 1” với con. Đây là 1 cách tuyệt vời để làm bạn và tập cho con thói quen sẻ chia cùng ba mẹ.
2. Tham dự buổi định hướng về trường học
Hầu hết các trường sẽ tổ chức một buổi định hướng trước khai giảng. Hãy mang con của bạn đi cùng. Đây có thể được xem là một “T our du lịch trường học”, đồng thời là thời gian tuyệt vời để con tìm hiểu các lớp học, căng tin, nhà vệ sinh sẽ trông như thế nào… Khuyến khích con của bạn đặt bất kỳ câu hỏi sau khi đến thăm trường. Nếu con của bạn sẽ theo học trường cũ của bạn, sau đó chia sẻ một số câu chuyện về thời gian của bạn tại trường sẽ giúp làm cho trải nghiệm thú vị và hấp dẫn hơn.
3. Mua đồ dùng học tập
Đi mua sắm cặp sách, giày dép, dụng cụ học tập, đồng phục… với con của bạn và đảm bảo rằng cô/ chú học trò nhỏ có được mọi thứ cần thiết vào ngày đầu tiên đi học.
4. Giải thích “mẹo và thủ thuật” lúc giải lao
Giải lao có lẽ sẽ là thời điểm khó hiểu nhất cho con bạn. Sự vội vàng của học sinh đến căng tin, sự lựa chọn và quản lý tiền, tất cả trong thời gian 30-45 phút cho phép nghỉ giải lao thường khá căng thẳng lúc ban đầu. Nói chuyện với con bạn về cách quản lý các khoản thanh toán, xếp hàng và đưa ra quyết định về việc phải làm khi được ra chơi. Để dễ dàng hơn cho con, bạn có thể muốn đóng gói một bánh sandwich nhỏ hoặc đồ ăn nhẹ trong 2 tuần đầu tiên đến trường để con vẫn sẽ có một cái gì đó để ăn nếu chưa muốn lao vào “bầy ong vỡ tổ” khi tiếng chuông ra chơi vang lên.
5. Nói về việc kết bạn mới
Đến trường mới có nghĩa là nói lời tạm biệt với bạn cũ và làm quen với môi trường mới. Trò chuyện với con về những gì con có thể làm để kết bạn. Dạy con một số trò chơi cùng chơi với bạn học để giúp con bạn có thể dễ dàng kết bạn mới.

6. Thiết lập một thói quen
Thiết lập thói quen mà con bạn sẽ giữ suốt một tuần. Cho con đi ngủ sớm và thức dậy sớm hơn. Nói cho con biết thời điểm nên làm bài tập về nhà và nếu có, hời gian xem TV vào buổi tối sẽ bị hạn chế lại. Cố gắng bắt đầu theo thói quen này khoảng 1 tháng trước khi bắt đầu đi học.

7. Dạy con bạn về sự an toàn
Đi qua tất cả các tình huống khác nhau mà con bạn có thể gặp phải ở trường học. Thảo luận phải làm gì trong trường hợp một người lớn hoặc một đứa trẻ khác khiến họ cảm thấy không thoải mái, hãy nói về các thủ tục an toàn cháy nổ, những nguy hiểm của việc rời khỏi sân trường và các vấn đề về an toàn đường bộ mà sẽ là mối đe dọa đến an toàn của con trẻ.

Ngày đầu tiên đi học sẽ là một kỉ niệm đi suốt cuộc đời, bởi vậy phải là ngày đẹp đẽ nhất, linh thiêng nhất đối với mỗi học sinh lớp 1. Hãy để con có ký ức đẹp về ngày đầu tiên đến lớp bằng sự chuẩn bị kĩ lưỡng nhé!

Selena Luong

[:]
Điều kiện cần và đủ cho con bạn bước vào sân chơi quốc tế (1)

[:vi]Điều kiện cần và đủ cho con bạn bước vào “sân chơi” quốc tế[:]

[:vi]

So với các nước trong khu vực, điểm yếu của thanh thiếu niên Việt Nam chính là hạn chế về ngoại ngữ, trong khi ngoại ngữ đóng vai trò then chốt tiếp thu tri thức. Muốn hội nhập cần phải quảng cáo sản phẩm với bạn bè thế giới. Vì vậy, một điều mà các bậc Phụ huynh nên thấm nhuần, ngoại ngữ vừa là cầu nối vừa là yếu tố tự thân bắt buộc phải có trong giai đoạn hiện nay nếu muốn trở thành công dân toàn cầu và thành công trong sự nghiệp của mình.

Tiếng Anh chính là Chìa khóa Hội nhập, bên cạnh tiếng mẹ đẻ và gần 100 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy, việc học Tiếng Anh được coi là kỹ năng cần thiết số 1 của giới trẻ Việt Nam trong thời đại ngày nay. Xu hướng học tập và giảng dạy tiếng Anh đang ngày một đi lên, hãy xác định cho bản thân có một phương pháp học tập Tiếng Anh tốt nhất, tiêu biểu như Trường Quốc tế TIS, nơi luôn có các hoạt động giúp tăng cường TIếng Anh cho học sinh. Nhưng cho đến hiện nay, nó đã trở nên quá phổ thông, đã không còn là lợi thế tuyệt đối. Vậy ngoài Tiếng Anh ra, con bạn còn cần gì khác?

1.Bắt kịp công nghệ

Con người đã sinh ra công nghệ nhưng không phải ai hay quốc gia nào cũng có thể theo kịp sự phát triển của công nghệ thế giới. Ở các nước phát triển, việc đào tạo công nghê đã được áp dụng ngay từ các trẻ nhỏ, với mong muốn gia tăng số lượng các nhà khoa học và kỹ sư chất lượng. Đó là một phương pháp rất hay và có tính bền vững. Điều này đã phản ánh tầm ảnh hưởng lớn của công nghệ đối với cuộc sống của con người. Với định vị chiến lược của nhà trường từ năm học 2012 – 2013 bao gồm 3 mảng chính với Chất lượng Giáo dục (Excellence in Education) hàng đầu được hỗ trợ bởi Sự quan tâm cá thể (Personalized Care) ở mức cao nhất và Sự ứng dụng công nghệ (Innovation in Technology), Trường Quốc tế TIS luôn tạo điều kiện để các em học và sử dụng công nghệ hiện đại với các phòng Vi Tính, Projector tại các phòng học…

Điều kiện cần và đủ cho con bạn bước vào sân chơi quốc tế (2)

2.Nâng cao kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm bao gồm rất nhiều kỹ năng nhỏ: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề… Hai kỹ năng quan trọng đầu tiên mà thế hệ trẻ Việt Nam phải có là giao tiếp và làm việc nhóm.

– Kỹ năng giao tiếp

Không chỉ đơn thuần là lời nói, nó còn bao gồm cả hành động, cách biểu lộ cảm xúc,… Chúng ta không còn sống “chậm” nữa mà chúng ta đang sống nhanh để hòa nhập với thế giới, vì vậy với tiếng Anh là công cụ thì giao tiếp sẽ là một cách hữu hiệu để hòa nhập. Nó là yếu tố quyết định rằng: chúng ta có thể duy trì các mối quan hệ được không? Và các hệ quả đằng sau nó sẽ như thế nào? Cũng trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp hãy rèn luyện cho bản thân cả về những phẩm chất: lắng nghe, tôn trọng và tin tưởng để đạt được thành công nhất.

– Kỹ năng làm việc nhóm

Nói xa một chút, kỹ năng này đã được sử dụng rất hiệu quả như một “phương pháp vàng” ở các nước châu Âu, châu Mỹ trong các trường trung học, cao đẳng và đại học. Và đến Việt Nam trong những năm gần đây, khi đã nhận thấy sự quan trọng của kỹ năng này thì nó là bắt buộc khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với 64 tiết học kỹ năng sống trong 1 năm học, các em học sinh được đảm bảo về sự trang bị cho thế giới bên ngoài.

Hãy cho con trau dồi để hoàn thiện con hơn- Vì con bạn xứng đáng!

 

 

[:]
TIS The Pitch 2018: Trải nghiệm “ Shark Tank”

[:vi]Tiếng Anh có còn là tiêu chí hàng đầu thời hội nhập?[:]

[:vi]Học sinh, sinh viên Việt Nam vốn rất nổi tiếng ở tinh thần tự chủ trong học tập. Hàng năm, chúng ta luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi trí tuệ trên thế giới (toán, vật lý, cờ vua, robocon…). Thế nhưng, năng lực lao động của Việt Nam lại đứng ở một vị trí khiêm nhường và chưa được đánh giá cao bởi hạn chế từ những kỹ năng mềm. Trong bối cảnh thời mở cửa, ngày càng có nhiều cơ hội chinh phục, khám phá thế giới muôn màu cũng như thách thức cho các bạn trẻ. Khi chúng ta càng mở cửa, càng hội nhập bao nhiêu, khả năng cạnh tranh lao động càng quyết liệt, đòi hỏi nhiều điều từ thế hệ học sinh, ngoài năng lực ngoại ngữ, tăng cường năng lực cá nhân, đặc biệt là kỹ năng mềm là điều không thể thiếu.

Khi cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên toàn thế giới, máy móc và robot thay thế sức lao động của con người đã trở thành hiện thực. Điều này đặt ra những thách thức lớn cho thị trường lao động và công tác giáo dục nghề nghiệp. Chính vì điều đó, Trường Quốc tế TIS quyết tâm và nỗ lực từng ngày để đào tạo ra thế hệ học sinh 4.0 – thế hệ của kỹ năng mềm.

Nguồn nhân lực Việt Nam cần có những chuẩn bị để có thể là “nhân tài 4.0”. Tức là, cần phải sẵn sàng trên cả 4 phương diện: Tâm lực, trí lực, năng lực và thể lực. Cả 4 khía cạnh này cần phải được phát triển phù hợp với khát vọng cá nhân, dựa trên tương quan yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới.

1.Tâm lực: Đạo đức và nhân tài sẽ chắp cánh cho tổ chức phát triển bền vững, nhưng đạo đức sẽ luôn giữ vị trí quan trọng nhất và sẽ không thể bị thay thế hay loại bỏ khỏi văn hóa tổ chức.
Tại TIS, các em học sinh luôn được tham gia các hoạt động hướng đến từ thiện và tính nhân văn. Gần đây nhất là buổi Talkshow về “Từ thiện tại tâm” qua phần chia sẻ của ca sĩ Chí Thiện và buổi đấu giá TIS Garage Sale để quyên góp tiền cho Trường Chuyên biệt Niềm Tin.

Tiếng Anh có còn là tiêu chí hàng đầu thời hội nhập?

Giao lưu cùng ca sĩ Chí Thiện

Giao lưu cùng ca sĩ Chí ThiệnGiao lưu cùng ca sĩ Chí Thiện

Giao lưu & trao tặng quà cho Trường Chuyên biệt Niềm Tin

Tiếng Anh có còn là tiêu chí hàng đầu thời hội nhập2 (2)

TIS Garage Sale 2018

2.Trí lực: Tri thức chuyên môn sâu – hẹp, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kiến thức hệ thống, trí tưởng tượng… đều cần được bổ sung trong giai đoạn còn ngồi trên ghế nhà trường để các em luôn trong tâm thế sẵn sàng về trí lực.
Tại TIS, nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi để tăng cường khả năng về trí não cho học sinh như TIS The Pitch – Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp bằng Tiếng Anh và các hoạt động đầy nổi bật trong chương trình giáo dục toàn diện.

TIS The Pitch 2018: Trải nghiệm “ Shark Tank”

TIS The Pitch 2018: Trải nghiệm “ Shark Tank”

3.Năng lực: Tương lai cá nhân phụ thuộc phần lớn vào năng lực làm việc. Thất nghiệp là nhãn tiền khi năng lực hiện có không đáp ứng với yêu cầu công việc của thời đại 4.0.
Tại TIS, năng lực của các em được thể hiện và cải thiện tốt nhất qua các môn học tự chọn – ELECTIVES hay các hoạt động đội nhóm , các CLB Sở thích…

TIS The Pitch 2018: Trải nghiệm “ Shark Tank”

Lớp ELECTIVES – Zumba Fitness

4.Thể lực: Học tập trong khi vừa phải hoàn thành các nghĩa vụ liên quan đến công việc thường nhật cũng như vừa phải chu toàn đời sống tinh thần khiến năng lượng mất đi gấp nhiều lần. Ngoài các môn học thể dục & CLB Sở thích cải thiện thể lực, để bổ sung dưỡng chất cho 1 cơ thể khỏe mạnh, các bữa xế hay bữa ăn chính Sáng-Trưa-Tối đều cam kết đầy đủ dinh dưỡng cho học sinh dựa trên tháp dinh dưỡng và sự tư vấn của các chuyên gia & đầu bếp dày dặn kinh nghiệm.

Đối với các nhà tuyển dụng hiện nay, tiếng Anh chỉ là yếu tố “cộng điểm”, chứ không phải tiêu chí hàng đầu để đánh giá và tuyển mộ một nhân tài như chúng ta từng nghĩ. Các bậc cha mẹ cần chuẩn bị cho thế hệ trẻ những kỹ năng trên để sẵn sàng cho một tương lai tươi sáng.[:]

10 Kỹ Năng Cần Có Ở Học Sinh Thời Kỳ 4.0

[:vi]10 Kỹ Năng Cần Có Ở Học Sinh Thời Kỳ 4.0?[:]

[:vi]Để có thể hòa nhập và thành công trong “thời đại 4.0”, ngoài trình độ chuyên môn mỗi đứa trẻ cần tới những kỹ năng thiết yếu khác. Không chỉ là tiếng Anh mà còn có tư duy phản biện, sáng tạo và giao tiếp…

1. Tư duy đột phá

Nhiều bạn trẻ ngày nay rất thích thần tượng một ai đó. Tuy nhiên điều này là không hẳn tốt. Như việc thầy giáo thời điểm này có thể hơn các bạn về mặt tri thức. Nhưng, tại thời điểm và không gian khác thì chưa chắc. Vì thế, trẻ cần có tư duy độc lập và không theo lối mòn. Cũng như luôn tìm cách học hỏi những gì mà nhà trường và thầy cô chưa có điều kiện cung cấp cho mình.

10 Kỹ Năng Cần Có Ở Học Sinh Thời Kỳ 4.0

2.Tư duy phản biện

Hiểu một cách đơn giản thì tư duy phản biện là một quá trình tư duy nhằm chất vấn lại các giả thuyết hay thông tin nào đó. Người ta dùng nó để chứng minh một nhận định hợp lý hay không, từ đó đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề.

Việc rèn luyện tư duy phản biện là vô cùng cần thiết, bởi nhờ có tư duy phản biện, trẻ sẽ hình thành thói quen, biết cách tiếp cận vấn đề đa chiều, không thụ động; có khả năng quan sát, phân tích và nhìn nhận thấu đáo, từ đó trở nên tự lập, tự cường trong cuộc sống, dễ thích nghi trước mọi đổi thay.

3.Sáng tạo

Sáng tạo được dự đoán sẽ trở thành một kỹ năng quan trọng trong tương lai, vì vậy trước khi trẻ tự bảo mình là một người không sáng tạo, hãy nhớ rằng sự sáng tạo không phải là miền độc quyền của các loại nghệ thuật như nhạc sĩ và nhà văn.

Nếu trẻ có thể kết nối các dấu chấm với thông tin dường như khác nhau và đưa tất cả các ý tưởng lại với nhau để trình bày điều gì đó ‘mới’, thì trẻ là một người sáng tạo. Có nhiều cách để mở ra sáng tạo bên trong trẻ bằng cách thử các bài tập tò mò và tự biểu hiện một cách thường xuyên.

Học sinh TIS được làm thí nghiệm nhỏ về sự phát triển của các loại đậu

          Học sinh TIS được làm thí nghiệm nhỏ về sự phát triển của các loại đậu

4.Kỹ năng tiếng Anh

Hơn bao giờ hết, chúng ta cần xem việc đào tạo tiếng Anh giống như giảng dạy 1 kỹ năng. Nghĩa là phải làm sao để ngôn ngữ này được hình thành và áp dụng thường xuyên trong thực tiễn. Từ đó các con có thể sử dụng để suy nghĩ, tư duy cũng như thể hiện quan điểm của mình trước các vấn đề, cả về học thuật lẫn xã hội.

5.Phối hợp với người khác

Cộng tác là yếu tố quan trọng trong bất kỳ môi trường làm việc nào và đây là điều mà con người may mắn vẫn giỏi hơn robot!

Phối hợp với những người khác liên quan đến kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ, nhận thức về điểm mạnh và điểm yếu của người khác, và có thể làm việc với nhiều tính cách khác nhau. Trẻ nên được tạo điều kiện làm việc nhóm nhiều hơn để hiểu rõ cách làm việc với người khác.

6.Trí tuệ cảm xúc

Nó ảnh hưởng đến cách chúng tôi quản lý hành vi, điều hướng các phức tạp xã hội và đưa ra quyết định cá nhân đạt được kết quả tích cực.’

7.Sự phán xét và ra quyết định

Làm thế nào bạn có thể cải thiện kỹ năng ra quyết định của bạn ngay lập tức? Bắt đầu thoải mái hơn với dữ liệu. Trước tiên, để tìm ra câu hỏi hoặc vấn đề bạn muốn trả lời, sau đó dành thời gian để khám phá những dữ liệu đó có thể giúp bạn thu thập thông tin này. Khi bạn có hai thứ này bạn sẽ muốn biết môn địa lí và lịch sử thành người bạn thân nhất của mình như việc tìm hiểu các con đường đi liên quan đến lịch sử và học các đặc điểm, điều gì hình thành nên tên con đường đó .

8.Kỹ năng giao tiếp

Thực tế cho thấy, trẻ giao tiếp tốt luôn có khả năng thành công cao hơn trong cuộc sống. Giao tiếp tốt mới là điều kiện tiên quyết để con hòa nhập với bất kỳ môi trường nào, vừa giúp con có được kết quả học tập, công việc tốt hơn, vừa thúc đẩy sự phát triển của cá nhân nữa. Kỹ năng giao tiếp có thể phát triển thông qua nhiều hoạt động khác nhau, từ trò chuyện giản đơn đến thuyết trình, tranh biện….vv…

9.Xác định ước mơ

Quan trọng nhất là trẻ biết mình đến đâu với mục đích gì. Giấc mơ là nơi bắt đầu. Trẻ nên lưu ý không chọn giấc mơ nặng quá nhưng cũng đừng nhẹ quá để mình đi được con đường dài.

10.Tính linh hoạt nhận thức

Trẻ nhận thức tốt sẽ biết cách học những điều mới và đặc biệt, học cách suy nghĩ mới. Nếu trẻ ‘không phải là một người theo sáng tạo’, hãy tìm hiểu một công cụ, tham gia nhảy múa hoặc thử sức với một lớp nghệ thuật. Các bạn trẻ trang bị bộ kỹ năng cần có để chuyển đổi nghề linh hoạt. Bộ kỹ năng này, các bạn học từ những người thành đạt có khả năng truyền cảm hứng tương đối tốt.

 

 

 

 [:]