mọi thứ đều là thử thách

CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 2018-2019: THỬ THÁCH KIẾN TẠO THÀNH CÔNG

Dĩ nhiên là ta chẳng hề mong đợi khó khăn nhưng đó là thứ thúc đẩy ta tiến xa hơn về phía trước khi so sánh với những tổ chức và con người chỉ biết nghĩ mà không làm, thấy khó khăn mà sợ hãi không giải quyết. Ta biết những điều họ không biết, những kiến thức trong khó khăn đó là tài sản vô giá. Nhờ vậy mà ta tiến dần đến việc dẫn đầu ở con đường mà ta đang đi.

 

Trong cuộc sống cũng như công việc, những tổ chức và những người thành công luôn tin tưởng “mọi thứ đều là thử thách”, không có thử thách thì sẽ không có thành công. Đó là tất yếu dẫn đến những suy nghĩ và hành động theo một định hướng kiên định và một tầm nhìn xa về phía trước. Khi giả định mọi thứ đều là thách thức, ta sẽ nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực và háo hức đón nhận những trải nghiệm. Ví dụ như một quyết định mạo hiểm, một chiến lược mới hoặc đơn giản là đặt niềm tin vào một con người mới.

Tại sao chúng ta lại phải làm như vậy, đó là bởi những lý do sau:

  1. Thứ nhất: Hoàn cảnh xấu, nó đơn giản là một trong muôn vàn hoàn cảnh

Bất kỳ tổ chức và cá nhân nào trong quá trình hoạt động, sẽ có những người không thích sản phẩm, dịch vụ hay lối sống của bạn. Càng biết sớm, bạn càng có khả năng “tối thiểu hóa tổn thất”. Đó nên được coi là tin tốt hay tin xấu thì tùy theo cảm nhận của mỗi người. Nếu bạn coi đó là hoàn cảnh xấu thì bạn sẽ bị cuốn theo và thấy mọi thứ trở nên bế tắc. Ngược lại, khi bình tĩnh và xem xét mọi góc độ, bạn sẽ tìm ra được hướng đi mới, con đường mới từ chính những khó khăn này để xoay chuyển cục diện, đi đến thành công.

  1. Thất vọng chỉ là cảm xúc khi mọi thứ không như ý trong một thời điểm

Có thể, Bạn đã từng vô cùng thất vọng khi ban đầu đã chắc rằng sếp sẽ “ok” cho ý tưởng công việc của mình nhưng rồi cuối cùng sếp lại nói “không”. Bạn cảm thấy mình không được tôn trọng và không muốn cống hiến nữa. Bạn phải nhận ra rằng, thử thách của bạn không phải từ những con người xung quanh bạn mà là chính vấn đề bạn đang bị chi phối bởi những cảm xúc cá nhân của mình. Hãy tiến hành giải quyết vấn đề theo hướng khác tích cực hơn là từ bỏ. Ví dụ bạn nên nghĩ rằng “Ah, có lẽ sếp sẽ “ok” nếu mình làm theo cách khác chăng? Thái độ cầu tiến sẽ giúp bạn vượt qua trở ngại bản thân để đi đến thành công. Và sau những lần như vậy, một lần nữa, bạn biết được những điều mà người khác không biết về cách thức giải quyết vấn đề của cấp trên. Đó là cơ hội của bạn chứ không phải thất bại.

  1. Quan trọng là hãy luôn ghi nhớ rằng: Cơ hội luôn đi cùng thách thức

Một tổ chức hoặc Người thành công làm việc bằng những gì họ đang có, cái gì đến thì phải sẵn sàng đón nhận và luôn luôn tận dụng tất cả các cơ hội, nguồn lực xung quanh để đạt được mục tiêu. Vì vậy, họ rất cảm ơn những thách thức, nỗi thất vọng và điều ngoài ý muốn. Chúng mang lại cho họ thông tin và nguồn sức mạnh riêng không ai có được. Từ đó, tỉ lệ thành công tăng, họ mãi mãi là người dẫn đầu.Thông tin mới mở ra con đường mới.

Một tổ chức cũng vậy, phải trải qua những khó khăn, thăng trầm thì mới đoán định được cơ hội, nhìn thấu được thị trường từ đó xác định được hướng đi mới dẫn đến thành công mới. Không thể mãi mãi đi theo một con đường mà thành công luôn song hành được. Đổi mới là chìa khóa của sự phát triển bền vững. Đổi mới đến từ những hoàn cảnh khó khăn và những thách thức to lớn cần giải quyết.

Dĩ nhiên là ta chẳng hề mong đợi khó khăn nhưng đó là thứ thúc đẩy ta tiến xa hơn so với những tổ chức và con người chỉ biết nghĩ mà không làm, thấy khó khăn mà sợ hãi không giải quyết. Ta biết những điều họ không biết, những kiến thức đó là tài sản vô giá. Nhờ đó mà ta tiến dần đến việc dẫn đầu ở con đường mà ta đang đi.

  1. Đào tạo cá thể hóa, con đường TIS đã lựa chọn để dẫn đầu

Đào tạo cá thể hóa không phải chỉ lấy học sinh làm trung tâm mà phải dạy cá thể (riêng) cho từng học sinh.

Để làm được điều này TIS cần triển khai gấp các công việc cụ thể như sau:

Xác định đúng kỳ vọng riêng của từng PH và HS

  • Tất cả GVQN thực hiện việc đăng ký mục tiêu kỳ vọng ngay từ đầu năm cho tất cả học sinh.
  • Xác định đúng mục tiêu và đúng năng lực của từng em học sinh là điều kiện tiên quyết để bắt đầu một chương trình đào tạo cá thể thành công.
  • Việc đăng ký sẽ được thực hiện dưới sự hỗ trợ và giám sát chặt chẽ của Ban Chăm Sóc Cá Thể (ICU).

Về giáo trình, Bài giảng phải biên soạn thành từng nhóm trình độ khác nhau.

  • Mỗi chương trình học phải được thiết kế phù hợp với từng em học sinh, và phải được biên soạn thành nhiều nhóm trình độ khác nhau để giúp các em có được sự HỨNG KHỞI, TỰ TIN trong học tập và cuộc sống. Không được áp dụng một giáo trình giảng dạy cho tất cả các em học sinh.
  • Biên soạn, thiết kế giờ dạy, tổ chức học sinh học tập, rèn luyện và thực hành hiệu quả trong điều kiện của lớp học và thiết bị dạy học có được (thường xuyên thực hành, tích lũy kinh nghiệm và tư duy về đặc điểm của cá nhân học sinh).
  • Đổi mới nội dung giáo trình giảng dạy: nội dung phải thực hiện theo hướng trực quan sinh động, gần gũi với đối tượng học sinh. Trong đó phải có sự phân chia rõ ràng theo từng nhóm trình độ khác nhau để có cách giảng dạy phù hợp cho từng em học sinh.
  • Chương trình truy bài, tự học tăng cường phải được triển khai ngay với sự tham gia của tất cả các giáo viên bộ môn liên quan để giúp các em HS yếu, kém từ đầu năm không bị bỏ xa trong suốt năm học.

 

YÊU CẦU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

  • Am hiểu nội dung chương trình giáo dục kết hợp với mục tiêu đào tạo, nắm chắc yêu cầu trọng tâm bài giảng kết hợp với việc hệ thống toàn bộ chương trình (thường xuyên học tập, nghiên cứu, củng cố, không ngừng nâng cao kiến thức).
  • Nắm chắc tình hình học sinh về tâm lý, hoàn cảnh và khả năng tiếp thu, thực hành bài học của từng học sinh (thường xuyên gần gũi, quan sát tìm hiểu và lắng nghe học sinh).
  • Dạy theo năng lực từng em học sinh: Mỗi GVNV phải hiểu rõ tính cách, năng lực học từng môn học, khả năng tiếp nhận kiến thức, hoàn cảnh gia đình, mong muốn của HS và GĐ… của từng học sinh trong lớp mình giảng dạy.
  • Thời gian dành cho mỗi em học sinh phải khác nhau để đảm bảo mỗi em được nắm chắ nhất với nội dung bài giảng được dạy.
  • Đổi mới TƯ DUY đào tạo sư phạm từ cách “dạy số đông”, áp đặt, nặng lý thuyết sang “dạy cá thể” gợi mở, hướng dẫn, hợp tác trong dạy và học, giảm lý thuyết, tăng thực hành.
  • Nâng cao vai trò của giáo viên trong đánh giá học sinh. Trách nhiệm của giáo viên là quyết định cho kết quả quá trình dạy học, giáo viên phải đánh giá được từng học sinh về sở trường, sở đoản để có biện pháp giáo dục phù hợp trong từng giờ dạy.

 

Dịch vụ chăm sóc học sinh phải đa dạng

  • Tinh thần và thái độ của GVNV: Tổ chức các chuyến giao lưu, tập huấn, cuộc thi cho GVNV tham gia định kỳ và thường xuyên. Trong đó việc tập huấn về các hoạt động đào tạo cá thể phải được thực hiện định kỳ.
  • Cơ sở vật chất → Tiếp tục đổi mới, sơn sửa lại để tạo sự mới mẻ qua từng năm học. Bổ sung thêm các phòng chức năng theo các nhóm sở thích riêng cho các em học sinh như GYM, Xem Phim, Thực tế ảo, thể thao …

  • Dịch vụ chăm sóc y tế: Tổ chức khám chữa bệnh định kỳ, lập hồ sơ y tế riêng của từng em học sinh, theo dõi 24/24 HS nội trú, kiểm tra giám sát các hoạt động của HS bán trú hàng ngày. Tiếp tục nâng cấp trang thiết bị của Phòng Y tế để hiện đại và hiệu quả hơn.
  • Dịch vụ Nội trú: Tăng cường kỷ luật nội trú, tạo sự yên tâm cho PH. Tiếp tục tạo thêm nhiều hoạt động sinh hoạt nội trú phù hợp theo yêu cầu của các em HS.
  • Dịch vụ ăn uống: Thường xuyên bổ sung món ăn mới, tìm hiểu nguyện vọng của từng phụ huynh, từng em HS về chế độ dinh dưỡng riêng để có phương án phù hợp cho từng em học sinh.
  • Tính kỷ luật: Ưu tiên hàng đầu tạo sự nề nếp trong học sinh. Trong đó LẤY GIÁO VIÊN LÀM GƯƠNG là phương trâm hành động hàng đầu.
  • Các chương trình kỹ năng, hoạt động sự kiện: Tăng cường tập trung tạo sự trải nghiệm cho HS thông qua các giờ học, chương trình vui chơi, dã ngoại phù hợp, mới lạ. Trong đó tiếp tục phân nhóm các học sinh theo sở thích để có các hoạt động phù hợp.

 

Sự tương tác giữa Nhà trường & Gia đình:

  • Tăng cường các hỗ trợ về các công cụ tương tác, phần mềm hỗ trợ, báo cáo điện tử một cách thường xuyên để PH nắm rõ tình hình và thực tế của con em họ.
  • Lập kế hoạch cụ thể để liên hệ với TỪNG PHỤ HUYNH và thông tin các hoạt động trong suốt năm học.
  • Lăng nghe ý kiến của từng phụ huynh để cập nhật vào lộ trình đào tạo của riêng từng em học sinh.