0_sotn

Google Photo: Sao lưu và đồng bộ dữ liệu hình ảnh trên mọi thiết bị

(TIS) – Trong bài viết hôm nay, chuyên mục Góc Công Nghệ của trường quốc tế TIS xin được gửi đến bạn đọc một bài viết chia sẻ về ứng dụng Google Photo.

IMG_3533.JPG

Sau những sự kiện được tổ chức tại trường thường có rất nhiều hình ảnh được gửi đến quý thầy cô và nhân viên TIS. Để việc lưu trữ hình ảnh được thuận tiện, dễ dàng tìm kiếm và chia sẻ, bài viết xin giới thiệu về ứng dụng Google Photos.


Nội Dung:

  1. Lợi ích của việc sử dụng Google Photos
  2. Cách sử dụng Google Photos:

            Trên máy tính
Trên smartphone sử dụng hệ điều hành Android và IOS

I- Lợi ích của việc sử dụng Google Photos:

hinh.jpg

Kho lưu trữ hình ảnh không giới hạn miễn phí: Google Photos cung cấp bộ nhớ không giới hạn, nhờ đó bạn có thể thỏa sức lưu trữ hình ảnh.

0_sotn.jpg

Hình ảnh được sắp xếp hợp lý, dễ tìm kiếm: hình ảnh được sắp xếp hợp lý theo album, nhóm theo sự vật, khuôn mặt, địa điểm, sự kiện. Vì thế, bạn dễ dàng tìm kiếm, quản lý hình ảnh.

Ghép ảnh, làm phim, tạo hoạt ảnh: Google Photos cung cấp công cụ ghép ảnh, làm phim, tạo hoạt ảnh tự động, chỉ cần bạn chọn đối tượng hình ảnh cần thao tác.

2017-10-09_16-38-31.pngChia sẻ hình ảnh thuận tiện: Google Photos cho phép bạn chia sẻ hình ảnh cho bạn bè một cách nhanh chóng nhờ việc co thể tạo album và thao tác được trên nhiều hình ảnh cùng một lúc.

untitled.jpg

Sao lưu và đồng bộ hóa: nếu bạn cài đặt chế độ sao lưu và đồng bộ trên Google Photos. Google Photos sẽ tự động tải ảnh từ điện thoại của bạn lên bộ nhớ của Google Photos. Điều này giúp bạn không lo lắng bị mất hình ảnh khi có sự cố, và tiết kiệm bộ nhớ lưu trữ cho các thiết bị bạn đang sử dụng.

II- Cách sử dụng Google Photos:

  1. Trên máy tính:

  1. Đăng nhập- Thiết lập Sao lưu và Đồng bộ hóa:

  • Bước 1: Đăng nhập Gmail.

  • Bước 2: Click vào mục ứng dụng google. Chọn biểu tượng google ảnh.

  • Bước 3: Click chọn menu chính→ chọn Tải xuống ứng dụng. Ứng dụng Google Photos sẽ được tải xuống

  • Bước 4: Bạn mở file vừa tải → chọn Run→ chờ cài đặt ứng dụng kết thúc.

  • Bước 5: Bảng Welcome to backup and sync, bạn tiến hành đăng nhập tài khoản Google.

  • Bước 6: Chọn Back up photos and videos để đồng bộ hình ảnh, video trên máy tính lên Google Photos. sau đó, chọn Next.

  • Bước 7: Chọn những Folder chứa hình ảnh mà bạn muốn đồng bộ hóa. Sau đó, chọn Start. Các hình ảnh sẽ tự động được đưa lên Google Photos.

  1. Nhóm ảnh tạo album:

  • Tại giao diện Google Photos, bạn chọn mục Album. Sau đó, click chọn dấu cộng (+) để tạo album mới

  • Bạn chọn những hình ảnh để sếp vào Album. Click chọn hình ảnh và giữ phím Shift để chọn nhiều hình ảnh. Chọn xong, bạn click vào Tạo

  • Sau đó, bạn đặt tên Tiêu đề tại mục (a). Nếu muốn thêm hình ảnh chọn mục (b). Nếu muốn thêm chú thích, bạn chọn mục (c). Nếu muốn thêm địa điểm, chọn mục d.

  • Nếu muốn sắp xếp, chọn mục e, sao đó chọn kiểu sắp xếp, có các kiểu sắp xếp như sau: cũ nhất xếp trước, mới nhất xếp trước, được thêm gần đây.

  • Cuối cùng, bạn chọn dấu stick bên góc trái để kết thúc.

  1. Xóa ảnh:

  • Để xóa ảnh vào thùng rác, bạn mở hình ảnh lên, chọn vào mục Tùy chọn khác.

  • Sau đó, bạn chọn mục Chuyển vào thùng rác

  • Tiếp theo, xuất hiện bảng thông báo, bạn chọn OK.

  • Sau khi vừa xóa xong, bạn phát hiện xóa nhầm hình muốn giữ lại hãy chọn Hoàn tác để trở lai trạng thái ban đầu

  1. Chỉnh sửa hình ảnh:

  • Bạn mở hình ảnh muốn xử lý, sau đó chọn biểu tượng chỉnh sửa.

  • Tiếp theo, màn hình chỉnh sửa xuất hiện, có ba mục chính:

  • Bộ lọc màu: Bạn chọn bộ lọc màu thích hợp.

  • Điều chỉnh cơ bản: Điều chỉnh độ sáng, màu

  • Cắt và xoay: bạn click chọn mục để thao tác cắt, xoay ảnh. Bạn kéo 4 góc để cắt bỏ thu gọn, trên thanh độ đang ở mức 0. Kéo lên hình sẽ xoay trái. Kéo xuống hình sẽ xoay phải. Với biểu tượng   , mỗi lần click vào hình ảnh sẽ xoay trái 45 độ.

  • Sau khi hoàn thành tất cả các thao tác chỉnh sửa, bạn click chọn Xong.

  1. Auto-awesome:

  • Đây là tính năng giúp bạn tiết kiệm thời gian để tạo ảnh ghép, làm phim, hoạt ảnh từ nhiều hình ảnh. Từ giao diện chính của Google Photos

  • Bạn thấy có 3 mục Ảnh ghép, hoạt ảnh ( tạo chuyển đổi giữa các hình), làm phim. Thao tác của ba tính năng là như nhau.

  • Bước 1: Chọn mục bạn muốn thao tác ảnh ghép hay hoạt ảnh hoặc Phim

  • Bước 2: Chọn dấu để chọn hình ảnh.

  • Bước 3: Click chọn hình ảnh muốn thao tác, nhấn phím Shift để chọn nhiều hình ảnh.

  • Bước 4: Cuối cùng, bạn click vào mục Google Photos sẽ tự động xử lý và cho ra sản phẩm.

  1. Chia sẻ:

  • Để chia sẻ hình ảnh với bạn bè, trên giao diện Google Photos, bạn chọn mục Chia sẻ. Sau đó, click chọn Bắt đầu lượt chia sẻ mới. Và chọn hình ảnh muốn chia sẻ.

  • Sau đó, bạn click chọn

  • Nhập email người bạn muốn chia sẻ, thêm tiêu đề, thêm tin nhắn.

  • Cuối cùng bạn nhấn Gửi

2. Trên smartphone sử dụng hệ điều hành Android và IOS

  1. Cài đặt- Sao lưu đồng bộ hóa:

  • Cài đặt: Nếu smartphone của bạn chưa cài đặt Google Photos. Bạn vào CH Play (Android) và App Store (IOS)Nhập Google Ảnh hoặc Google Photos vào ô Search. Sau đó chọn Get sau đó chọn Cài đặt (Install).

Screenshot_2017-10-10-11-32-34.png

  • Nếu chưa đăng nhập, bạn tiến hành nhập tài khoản Gmail

  • Bạn mở Google Photos lên, và tiến hành sao lưu- đồng bộ hóa

  • Bạn thấy biểu tưởng đám mây hãy click vào đó để mở Sao lưu và đồng bộ hóa.

  • Chế độ được tự động cài đặt về kích thước tải lên là chất lượng cao ( bộ nhớ miễn phí không giới hạn) và chỉ tải hình ảnh lên khi kết nối qua Wi-fi.

  • Nếu muốn thay đổi, bạn chọn Thay đổi cài đặt.  Sau đó, lựa chọn những thiết lập mới. Chọn Gốc để tải ảnh lên với kích thước không thay đổi. Stick vào mục Sử dụng dữ liệu di động để sao lưu để khi kết nối 3G, 4G hình ảnh được tải lên Google Photos. Cuối cùng, bạn nhớ click chọn Lưu để hoàn tất.

Screenshot_2017-10-10-11-05-14.png

b) Các thao tác tạo Album, chia sẻ, xóa ảnh, chỉnh sửa ảnh, bạn thao tác tương tự trên máy tính.

Nguồn: IT Resources

22789156_1599506253403477_4289859652881654218_n

TIS Spelling Bee khởi động vòng 1: Lộ diện những gương mặt xuất sắc tiến vào vòng 2

(TIS) – TIS Spelling Bee là cuộc thi về Tiếng Anh dành cho học sinh cấp tiểu học, hứa hẹn sẽ là một trong những hoạt động lớn thường niên của trường quốc tế TIS…

Sáng nay, thứ 6 ngày 27-10-2017, cuộc thi TIS Spelling Bee đã chính thức khởi tranh với sự tham gia đông đủ của các bạn học sinh tiểu học.

Khởi động trước khi bắt đầu thử thách

Spelling Bee là một cuộc thi trong đó các thí sinh được yêu cầu đánh vần đúng các từ tiếng Anh đã đưa ra, BGK sẽ đọc một từ bằng Tiếng Anh, sau đó các thí sinh đánh vần đúng từ đó. Ý tưởng tổ chức cuộc thi dạng này xuất phát từ Mỹ và nhanh chóng lan rộng sang các nước Anh, Canada, Brazil, Trung Quốc,… Với mong muốn giúp các em học sinh có thể trau dồi nâng cao khả năng phát âm tiếng Anh và làm giàu thêm vốn từ vựng, trường quốc tế TIS đã mang cuộc thi này đến với học sinh tiểu học bằng tên gọi TIS Spelling Bee.

Những thí sinh nhí tài năng của TIS Spelling Bee

Đến với cuộc thi, học sinh tham gia có cơ hội thể hiện bản thân, kĩ năng phản xạ tự nhiên nhanh nhạy trước những thử thách hấp dẫn và thú vị, cũng như cơ hội học hỏi nghiên cứu nhiều điều mới lạ, đặc biệt là kiến thức về Tiếng Anh. Đây cũng hứa hẹn là một sân chơi lành mạnh, công bằng và bổ ích cho tất cả các bạn học sinh, hứa hẹn sẽ được mở rộng hơn cho không chỉ học sinh trường quốc tế TIS, mà dành cho tất cả các bạn học sinh tiểu học ở ngoài trường trong tương lai.

Cuộc thi là cơ hội cho các thí sinh nhí thể hiện khả năng Tiếng Anh xuất sắc của mình

Kéo dài hơn một tiếng đồng hồ, với sự góp mặt của 2 bảng dự thi để tránh chênh lệch trình độ, TIS Spelling Bee vòng 1 với tên gọi TIS Swarm đã tìm ra được những gương mặt vô cùng xuất sắc giành quyền đi tiếp vào vòng tiếp theo…

Những thí sinh xuất sắc giành quyền đi tiếp…

Vòng 2 của TIS Spelling Bee dự kiến sẽ diễn ra vào thứ 6 tuần sau tức ngày 03-11-2017 với nhiều những thử thách khó khăn hơn, đáng chờ đợi hơn.

Mọi người hãy cùng trường quốc tế TIS theo dõi những diễn biến của cuộc thi và cổ vũ hết mình cho những thí sinh nhí tài năng này nhé!

EFC-2017-truong-quoc-te-TIS

Hello English – Tiếng Anh cho thế hệ tương lai!

(TIS) – Nhiều người vẫn cứ chủ quan nghĩ rằng khi trẻ còn nhỏ thì không cần đặt nặng chuyện học hành, cứ từ từ để trẻ vừa học vừa chơi từ từ rồi sau này lớn tính tiếp… Quan niệm này không sai mà cũng chẳng đúng.

Nhiều phụ huynh thường mắc phải một quan niệm không mấy chính xác, đó là việc giữ trong đầu cái suy nghĩ: “Con còn nhỏ, con cần có tuổi thơ đẹp, cứ để con chơi đã, vừa học vừa vừa chơi từ từ thôi…”, tuy nhiên, học hay làm bất cứ điều gì cũng vậy, căn bản luôn là ưu tiên hàng đầu, chắc căn bản rồi mới có thể tự do phát triển nâng cao mở rộng hơn, và điều này không có ngoại lệ.

Thực tế, việc giáo dục đối với trẻ em ở cấp 1 lại là quan trọng nhất và cũng là khó nhất. Đặc biệt là trong thời buổi công nghệ hiện nay cũng như trong thời kì hội nhập hóa, việc giáo dục dành cho trẻ em các lớp nhỏ lại càng trở nên cần được quan tâm hơn bao giờ hết khi mà ngoài việc theo học các chương trình chính thống, nhiều gia đình còn đầu tư cho con em mình những khóa học năng khiếu, học kỹ năng, học Tiếng Anh,… với mong muốn con mình sau này có thể trở thành “con nhà người ta”. Song, hầu hết cái suy nghĩ “vừa học vừa chơi” của phụ huynh lại vô tình khiến họ đầu tư cho con mình chưa đúng. Môt khóa học năng khiếu nếu không được biên soạn phù hợp, không những không khiến cho con em mình “phát triển toàn diện” mà còn có thể bị mệt mỏi, một khóa học kỹ năng không được đầu tư rõ ràng cũng chẳng giúp gì được cho trẻ mà còn hại trẻ bị rối vì phải học quá nhiều thứ khác nhau, tương tự, một khóa học Tiếng Anh không chất lượng sẽ làm trẻ sai đi cái căn bản ngay từ đầu, bị giới hạn khả năng trong tương lai.

Vậy như thế nào là một khóa học phù hợp, chất lượng, và được đầu tư rõ ràng?

Ngày nay, có không ít các trường quốc tế cũng như các trung tâm theo đuổi chương trình PEP (Personalized Education Plan), giáo dục theo quy mô nhỏ, biên soạn ra những chương trình vô cùng chất lượng phù hợp với từng cá nhân mỗi học sinh, giúp cho mỗi học sinh đều có thể phát triển tối ưu và toàn diện nhất.

>>Xem thêm: PEP: Cách TIS giúp học sinh biến ước mơ thành sự thật

Đặc biệt, với những cơ sở giáo dục sử dụng PEP, vấn đề mất hoặc sai căn bản là điều không bao giờ xảy ra. Vì tỉ lệ trung bình giữa giáo viên và nhân viên là 1/2.5 – điều này có nghĩa là cứ 2 bạn học sinh thì sẽ có 1 GVNV phụ trách, từ đó cân bằng trình độ, giảm tối thiểu sự chênh lệch trình độ giữa các học sinh, giúp cho trẻ học đến khi nào nắm chắc căn bản mới thôi.

Ngoài ra, cái quan niệm “vừa học vừa chơi” để trẻ không bị sớm áp lực với việc học là đúng, tuy nhiên phải thật khéo léo làm sao cho trẻ khi chơi mà vẫn tiếp thu kiến thức, khi học mà vẫn hứng khởi tự nguyện như đang chơi, chứ không phải cứ học 5 phút là phải chạy đi chơi 5 phút…

>>Xem thêm: Enjoy English – Enjoy Weekend

 

IMG_9884

Những điều giản đơn

(TIS) – Để trường là trường, thầy cô là thầy cô…

Khi trường học phải gánh những mục tiêu khác, nó không còn đơn thuần là nơi truyền đạt kiến thức, hình thành nhân cách nữa. Một điều tưởng chừng như quá rõ ràng, nhưng Trường học phải được tạo điều kiện là một trường học. Học sinh phải được sai, vì chính những cái sai đó mới làm nên điều đúng, chính những cái sai đó là nguồn cơn của sự sáng tạo. Thế mà, hãy nhìn xem thái độ của chúng ta đối với lỗi sai như thế nào? Chúng ta vẫn đang tiếp tục thói quen cô lập, chỉ trích, bêu rếu… đối với lỗi sai. Kết quả là chúng ta đang tạo ra những thế hệ học sinh… buộc phải đúng. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy; sự sáng tạo bị giết chết cũng là kết quả từ đây.

Học sinh phải được quyền không biết, vì từ chính sự không biết, chúng có kế hoạch hiểu hết những gì diễn ra chung quanh chúng. Học sinh cũng cần được quyền không thích và lên tiếng cho sự không thích của mình, vì suy cho cùng, chúng ta đang muốn tạo ra một thế hệ những công dân ưu tú mang lại sự thay đổi tích cực cho cuộc sống của chúng ta. Mà thay đổi, phần nào đó phải đến từ sự … không thích.

Có vẻ như chúng ta vẫn cứ bắt học sinh phải đúng, phải biết, phải thích mà quên rằng, trường học là nơi chúng cần được sai, được không biết và được không thích.

Thầy cô cũng cần phải được quyền làm thầy cô. Quan điểm của tôi là loại bỏ tối đa những sự tác động thiếu tích cực đối với việc dạy và học. Vị trí của thầy cô là giảng dạy. Những gì có thể ảnh hưởng đến chất lượng hay thái độ của việc thực hiện việc này cần được loại bỏ. Từ thượng tầng quản lý, đến tương tác trong lớp học của thầy trò. Có thể kể đến:

  • Quà tặng cho lãnh đạo những dịp lễ tết? Có thể ảnh hưởng.
  • Quà tặng từ phụ huynh những dịp lễ tết? Có thể ảnh hưởng.
  • Dạy thêm tại nhà cho học sinh lớp mình? Có thể ảnh hưởng.

Và còn nhiều điều khác nữa.

Khi những tác động này được kiểm soát, thầy cô quay trở lại với miêu tả công việc căn bản nhất và thuần khiết nhất: truyền cảm hứng và hướng dẫn cho học trò.

Giá trị cốt lõi

Xây dựng 1 công ty, chúng ta thường đặt ra những giá trị cốt lõi. Chính những giá trị cốt lõi này là định hướng để làm nên văn hóa của 1 doanh nghiệp. Điều này rất căn bản. Nhưng hiện nay các trường học đang bỏ quên điều này. Chúng ta đang đặt những mục tiêu giáo dục lớn lao mà quên đi những điều căn bản nhất. Sự trung thực, Tinh thần trách nhiệm, Sự tôn trọng… cần bước ra khỏi những bài đạo đức, để trở thành nét nhận dạng của 1 tổ chức, 1 trường học. Hãy cho học sinh sống với những giá trị cốt lõi mỗi ngày, trong từng hoạt động, trong tất cả mọi tương tác dù là nhỏ nhất.

Tiến Sĩ Lê Đức Ánh

Hiệu trưởng