Tin Tức

Friday January 31st, 2020

VƯỢT TRỘI CÙNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN (PERSONALIZED EDUCATION PLAN – PEP)

PEP là gì?

Với lợi thế của mô hình trường học quy mô nhỏ (tỷ lệ học sinh/GVNV thấp), TIS có điều kiện thực hiện chương trình giáo dục cá thể hóa với mục tiêu thiết kế một chương trình phát triển năng lực cá nhân riêng biệt cho từng học sinh (PEP). Chương trình này đảm bảo một sự bao phủ toàn diện nhằm đưa ra được 1 giải pháp toàn diện: kiến thức văn hóa học vấn, kiến thức kỹ năng học/kỹ năng sống, ý thức chấp hành kỷ luật, thái độ sống, trải nghiệm âm nhạc, thể thao, v..v…

Một cách cụ thể, học sinh tham gia vào chương trình phát triển năng lực cá nhân hiểu rõ mình cần phải làm gì với các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn. Các mục tiêu này không chỉ bao gồm điểm số các bài thi, các tín chỉ quốc tế, mà còn là sự trải nghiệm đối với các lĩnh vực năng khiếu nghệ thuật, thể thao. Các mục tiêu này cũng không chỉ là các kỹ năng sống có thể ứng dụng ngay vào thực tiễn, mà đó còn là những mục tiêu kiểm soát các thói quen ăn uống/sinh hoạt để có một cơ thể khỏe khoắn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Đối với tất cả các thành viên của Hội đồng giảng huấn TIS, PEP là cơ sở để thực hiện cam kết giúp học sinh tiến bộ mỗi ngày. PEP là sự cam kết mang tính chi tiết, cụ thể nhất đến từng lĩnh vực phát triển của học sinh mà Phụ huynh có thể tin tưởng, đánh giá và kiểm chứng.

Quy trình thực hiện PEP:

  1. Tư vấn PEP:
  2. Khảo sát, Đánh giá:
  3. Hội đồng cố vấn, thẩm định:
  4. Thiết kế PEP – Chương trình phát triển năng lực cá nhân DÀNH RIÊNG cho con bạn
  5. Thực hiện, Đánh giá và Điều chỉnh PEP

Các lĩnh vực hiện được nghiên cứu và phát triển:

Năng Khiếu & Thể Chất:

  • Đánh giá các mức độ hình thành năng khiếu thông qua việc nhìn nhận trải nghiệm của học sinh, đánh giá chủ quan của học sinh và sự quan tâm của gia đình đối với vấn đề này.
  • Đo lường, khảo sát các chỉ số cơ thể, chế độ/thói quen dinh dưỡng và vận động. Học sinh và phụ huynh chia sẻ về điều kiện sinh hoạt ở nhà để nhận được những tư vấn cho những thay đổi tích cực.

Kiến thức học vấn:

  • Được Đánh giá thông qua việc nhìn nhận không chỉ kết quả mà học sinh đã đạt được trong quá khứ mà còn khảo sát phụ huynh và học sinh về môi trường và điều kiện mà kết quả đó diễn ra.
  • Trong khi các kết quả có thể rất rõ ràng và trực quan, cần hiểu rõ về mối quan hệ giữa phụ huynh và học sinh, điều kiện sinh hoạt, sự ưu tiên, và khá nhiều yếu tố khác để có thể hiểu hơn về chính kết quả mà học sinh đang đạt được.

Kỹ năng:

  • Tập trung vào các nhóm kỹ năng HỌC và kỹ năng SỐNG với việc ưu tiên các nhóm kỹ năng giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu của thời đại – là một công dân toàn cầu.
  • Bắt đầu từ những kỹ năng cơ bản nhất: kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, v..v… Bài khảo sát sử dụng một số tình huống trong cuộc sống để đánh giá một cách khái quát mức độ hình thành kỹ năng cho từng học sinh.
  • Các kỹ năng theo yêu cầu của thời đại cũng được nhắc đến: kỹ năng hội nhập, sự chấp nhận sự khác biệt, kỹ năng diễn thuyết trước đám đông, v..v…

Tính cách & Kỷ luật

  • Trong khi sử dụng các bài trắc nghiệm tính cách cá nhân nổi tiếng thế giới để hiểu hơn về mỗi học sinh, bài khảo sát cũng sử dụng các tình huống giả định hoặc trải nghiệm thực tế để đánh giá học sinh trong một số xu hướng chính: thái độ đối với học tập, sự quan tâm đến bản thân và những người xung quanh, xu hướng sử dụng bạo lực, việc tuân thủ các nguyên tắc/giao kèo, v..v…

Dựa trên các kết quả thông qua tìm hiểu, khảo sát, tư vấn Học sinh và Phụ huynh, TIS đưa ra chương trình phát triển cá nhân (PEP) cho từng học sinh với những giải pháp cụ thể phù hợp với cá thể. Việc thực hiện chương trình này là sự nỗ lực của học sinh, kết hợp với tất cả các lực lượng tham gia chương trình giáo dục cá thể tại TIS.

TIN TỨC TIS
About Võ Hải

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.