Tin Tức

Monday November 9th, 2015

VAI TRÒ CỦA GIẤC NGỦ ĐẾN HỌC TẬP VÀ CẢM XÚC

Do số lượng bài tập quá nhiều nên các bạn trẻ phải cắt giảm giờ ngủ. Nhưng theo khoa học ảnh hưởng của giấc ngủ đến kết quả học tập và cảm xúc là rất lớn. Các bạn đọc bài này để quan tâm đến giấc ngủ của mình hơn.

Theo một nghiên cứu mới, có một phần tư trẻ vị thành niên đi ngủ sau 11g30 đêm và những bạn đó có xu hướng học sa sút hơn, cảm xúc dễ bị tổn thương hơn những bạn đi ngủ sớm hơn.

Nếu giấc ngủ của teen xung đột với nhịp sinh học tự nhiên sẽ dẫn đến hậu quả về chức năng lĩnh hội kiến thức và điều khiển cảm xúc cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe, theo tiến sĩ Judith Owens, chuyên gia về giấc ngủ của Trung tâm y tế quốc gia trẻ em tại thủ đô Washington DC.

Dựa vào những cuộc khảo sát tuổi vị thành niên trên toàn nước Mĩ trong những năm 1990, và những khảo sát đeo bám sau đó khi họ trưởng thành, các nhà nghiên cứu tại Viện Đại học California tại Berkeley đã phân tích tại sao teen ngủ quá ít và ảnh hưởng về lâu dài sẽ như thế nào.

Ước tính rằng khoảng 45% đến 85% học sinh lớp 6 đến lớp 12 ngủ ít hơn 9 giờ khuyên dùng vào ngày đi học, theo báo cáo của nhật báo Sức khỏe Vị thành niên. Và có gần một nửa – 44% khó tỉnh táo trong lớp học.

Những trẻ vị thành niên không thể ngủ trước 11 giờ đêm thì thức dậy phải là lúc 8 giờ sáng hôm sau mới đúng nhịp sinh học, tiến sĩ Owens nói.

Tiến sĩ Owens, giáo sư khoa nhi tại trường Y Dược của Đại học George Washington nói rằng trẻ vị thành niên cần phải ngủ đủ 9 tiếng mới có thể tiếp thu bài vở tối ưu nhất vào sáng hôm sau.

Những bạn nào có thói quen thức khuya hãy nhờ ba mẹ trợ giúp lên lịch ngủ và quyết tâm tuân thủ giờ đi ngủ cố định sao cho đủ 9 tiếng hằng đêm, kể cả cuối tuần. Cô Owens lưu ý ngủ trưa không thể bù cho giấc ngủ đêm tuy nhiên một giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp teen nạp năng lượng cho buổi chiều.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Uncategorized
About Trường Quốc Tế
Hệ thống giáo dục phổ thông quốc tế TIS ( The International School ) theo đuổi tầm nhìn trở thành giải pháp hiệu quả cho mối quan hệ của phụ huynh và học sinh; là môi trường phát triển vững chắc cho học sinh cả về học vấn, năng khiếu và tính cách, phẩm chất. TIS làm điều này thông qua sự kết hợp hài hòa Chương trình Giáo dục Quốc gia với Chương trình Giáo dục Quốc tế, với phương pháp giáo dục cá thể hóa (Personalized Education) giúp các em sẵn sàng đương đầu với thử thách của cuộc sống cũng như thành công ở những bậc học cao hơn, đồng thời vẫn gìn giữ những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.