Nền giáo dục Việt Nam đã và đang có những biến chuyển tích cực, hội nhập với những hướng đi mới, tiến gần hơn với nền giáo dục tiên tiến của thế giới. Những lớp học với sỉ số quá tải, lịch học dày đặc, áp lực thi cử, thành tích học tập… dần hiện rõ là những vấn đề cần được giải quyết. Nổi bật trong những phương pháp giáo dục mới là “phương pháp giáo dục cá thể hóa”, nơi từng cá thể học sinh là trung tâm của giải pháp giáo dục: điều kiện gia đình, mục tiêu cá nhân, khả năng nổi trội, v…v… tất cả tạo nên 1 chương trình giáo dục riêng biệt cho từng cá thể.
Với môi trường này, không chỉ gia đình mà cả giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc thấu hiểu từng em học sinh với từng tính cách, sở trường, thiên hướng bẩm sinh và tạo ra một môi trường phù hợp để các em có đủ không gian để phát huy khả năng một cách toàn diện.
>>Xem thêm: PEP: Cách TIS giúp học sinh biến ước mơ thành sự thật
Giáo dục cá thể hóa tác động thế nào đến học sinh?
Có thể thấy, môi trường giáo dục cá thể tạo điều kiện cho các em được phát huy khả năng của chính mình trong khi vẫn đảm bảo một chuẩn mực chung. Học sinh còn được làm trung tâm của hoạt động của nhà trường. Chúng được phát biểu ý kiến của mình; hiểu rằng các ý kiến đó sẽ được tôn trọng, lắng nghe và phản hồi. Các môn học ngoại khóa được thiết kế gần với nhu cầu thực tiễn, sĩ số lớp ít sẽ giúp các em gần gũi hơn với thầy cô. Đây là những điều vô hình tạo nên sự hứng thú trong học tập. Trường lớp lúc này trở thành một môi trường khám phá thú vịvới không quá nhiều áp lực về thành tích. Mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.
Mỗi cá thể là một “vùng đất mới” cần được khai phá. Mục tiêu mà giáo dục cá thể hướng tới là tìm ra khả năng tiềm ẩn của mỗi em và giúp các em phát huy điều đó một cách tự nhiên và mạnh mẽ nhất. Trái ngược hoàn toàn với việc “xây dựng” một hướng đi chung và bắt tất cả các em phải phát triển theo hướng mà người lớn tự cho là đúng.
Giáo dục cá thể hóa đang là một làn sóng mạnh mẽ hướng đến sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên, ngoài việc tạo nên môi trường để các em tự do phát triển thì việc thể hiện sự quan tâm kịp thời, động viên một cách khéo kéo từ phía gia đình và nhà trường sẽ tạo thêm nhiều động lực khiến các em tự tin phát triển theo hướng đi của mình. Những điều cần làm là gì?
Hãy trao đổi với các em nhiều hơn.
Việc cha mẹ hay thầy cô dành thời gian để trao đổi với các em không chỉ tạo cơ hội để chúng ta thấu hiểu con trẻ mà còn kịp thời can thiệp khi chúng có khó khăn trong học tập hay các mối quan hệ với bạn bè. Đây là cách dễ dàng nhất mà nhà trường và gia đình có thể làm để đồng hành cùng các em trong suốt thời gian hình thành nhân cách.
Động viên các em nhiều hơn khi chưa đạt thành tích như mong đợi
Thay vì trách mắng hay đổ lỗi, hãy kết nối với giáo viên của các em, phối hợp cùng nhà trường để cùng tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết tốt nhất.
Ghi nhận thành tích
Dù là thành tích nhỏ nhất, hãy thể hiện rằng điều đó được ghi nhận. Các em học sinh càng nhỏ, thì việc ghi nhận thành tích có ý nghĩa càng lớn. Việc này thể hiện sự trân trọng với sự tiến bộ của con em. Nếu gia đình hay thầy cô liên tục “tiếp lửa”, sẽ giúp truyền cảm hứng rất lớn cho các em trong học tập và thách thức chính mình.
>>Xem thêm: Nỗ lực không ngừng cải thiện và nâng tầm PEP
Biến các hoạt động thường ngày trở thành cơ hội học tập
Khuyến khích học sinh khám phá thế giới xung quanh, đưa ra các câu hỏi và kết nối các dữ liệu, sự kiện để có một phát hiện mới thú vị theo trí tưởng tượng của mình.
Không có điều gì gọi là sai lầm khi các em còn học được từ chúng. Mỗi sai lầm đều là bài học quý giá hình thành nên những tính cách tốt ở mỗi em.