CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÁ THỂ

Trường Tiểu học – THCS – THPT Quốc Tế TIS là trường quốc tế theo đuổi mô hình trường học quy mô nhỏ theo xu hướng hiện nay trên thế giới (smaller schools movement). Trong đó nhấn mạnh vai trò của việc Ứng Dụng Công nghệ (Innovation in Technology) và Sự quan tâm cá thể (Personalized Care). Sự quan tâm cá thể tại TIS được thể hiện rõ rành nhất thông qua tỉ lệ 2,5 học sinh /GVNV.

Chương trình giáo dục cá thể tại TIS là cơ sở cho những cam kết đào tạo và huấn luyện của hệ thống giáo dục TIS đối với Phụ huynh và học sinh. Từ việc thiết lập cho mỗi học sinh một chương trình phát triển cá nhân riêng biệt (Personalized Education Plan) ngay từ đầu, tất cả các lực lượng tham gia vào chương trình giáo dục cá thể học sinh sẽ thực hiện, theo dõi, đánh giá để đạt được kết quả đề ra. .

.

  1. Bình quân 2,5 học sinh trên 1 Giáo viên nhân viên

    Một tỉ lệ đặc biệt thấp không chỉ tại Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ của việc ứng dụng công nghệ, giúp TIS đưa ra các chương trình phát triển cá thể phù hợp với năng lực, sự hứng thú và triển vọng của từng học sinh.

  2. Xu hướng trường học Quy mô Nhỏ

    TIS theo đuổi xu hướng trường học quy mô nhỏ với những lợi thế đã được chứng minh trong các nghiên cứu gần đây trên thế giới .Một số lợi thế của trường học quy mô nhỏ (nghiên cứu của Phòng thí Nghiệm giáo dục khu vực tây bắc Portland, Oregon, Hoa Kỳ):

    • Thành tích học tập bằng hoặc cao hơn
    • Thái độ học tích cực
    • Ứng xử xã hội (đánh giá qua việc Tuân giữ kỷ luật, trốn học, lạm dụng thuốc, …) tích cực hơn
    • Bạo lực học đường hầu như không tồn tại
    • Mối quan hệ thầy trò tích cực hơn dẫn đến các kết quả giáo dục tốt hơn

  3. Các lực lượng tham gia vào Chương trình GD Cá thể

    Tại TIS, Không chỉ giáo viên đứng lớp mà cả các nhân viên hỗ trợ, Ban giám hiệu cũng tường tận học lực, tính cách, năng lực, sở thích, đam mê của từng học sinh, tạo được sự an tâm cho phụ huynh an tâm trong một môi trường giáo dục cá thể hóa nhưng được thực hiện một cách đồng nhất mọi lúc, mọi nơi. Các lực lượng tham gia chương trình giáo dục cá thể hóa (PEP – Personalized Education Program) gồm có GV và nhiều phòng ban: Giáo viên quản nhiệm, Điều phối viên, Quản lý nội trú, Giáo viên Việt Nam & Giáo viên nước ngoài, Trợ giảng & các nhà tư vấn.(*).

    • Giáo Viên Quản Nhiệm

    Ở TIS, GVQN làm việc toàn thời gian nên có điều kiện nắm rõ đặc điểm, tích cách, hành vi và cách ứng xử của từng học sinhđể có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của HS; thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và cộng tác chặt chẽ với phụ huynhđể nắm bắt thông tin cần thiết. GVQN luôn gần gũi, tạo được sự thân thiện từ đó học sinh sẽ dễ dàng trao đổi cũng như mạnh dạn thể hiện ý kiến của mình, hướng dẫn từng HS lập kế hoạch tu dưỡng, học tập trong năm học.

    • Điều Phối Viên

    ĐPV là lực lượng liên kết và hỗ trợ cho GVQN, Giáo Viên Bộ Môn (GVBM) và các phòng ban trong việc dạy dỗ và chăm sóc học sinh; theo dõi nắm những thông tin về học tập, tu dưỡng đạo đức của HS; liên hệ thường xuyên với Phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh và thông tin kịp thời đến PHHS.

    • GV Quản Lý Nội Trú

    Ban quản lý nội trú là bộ phận quản lý toàn diện các hoạt động trong khu nội trú và làm việc xuyên suốt kể cả ngày cuối tuần (sau giờ học chính khóa). Thực hiện việc quản lý, điều hành, phục vụ nhu cầu ở, sinh hoạt, an ninh trật tự, học tập và rèn luyện của học sinh nội trú. GV quản lý nội trú vừa là người thầy vừa là bạn của học sinh. Thầy cô luôn quan tâm đến việc chăm sóc cá thể (quan tâm đến từng em một); sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ tâm tư tình cảm với các em mọi lúc mọi nơi.

    • GVBM (GVVN-Giáo viên Việt Nam& GVNN-Giáo Viên Nước Ngoài)

    được tuyển chọn khá nghiêm ngặt qua các kỳ thi tuyển gồm trắc nghiêm, phỏng vấn, dạy thử.Các thầy cô giáo không chỉ phải có bằng cấp chuyên môn mà còn phải có năng lực và kinh nghiệm giảng dạy thật sự.Các giáo viên TIS được huấn luyện thường xuyên về chuyên môn và ứng dụng công nghệ.GVBM hiểu rõ năng lực học tập, tích cách, hành vi của từng học sinh, khuyến khích và khơi khơi gợi sự năng động &sáng tạo, ươm mầm cho từng cá nhân phát triển.

    • Trợ Giảng

    Hỗ trợ GVNN trong giảng dạy chương trình quốc tế, theo dõi tình hình học tập của học sinh đối với CTQT và hỗ trợ kịp thời cũng như giúp các em cải thiện kỹ năng tiếng Anh.

    • Ban cố vấn hướng Nghiệp (TIS Board of Mentors)

    Nhà trường có Ban cố vấn Hướng nghiệp và các chuyên gia tư vấn giúp HS phát huy sở thích năng lực và hướng đến định hướng nghề nghiệp. Các thành viên trong Ban cố vấn là những người thành công trong lĩnh vực của họ; tư vấn, giải đáp thắc mắc giúp học sinh TIS.Hiện có các vị trí Giáo sư kinh tế, Ca sĩ, Nhà khoa học, Bác sĩ, Nhà thiết kế và Chuyên gia Marketing, Quản trị kinh doanh.

  4. Ứng dụng công nghệ theo hướng cá thể

    Một trong những trường học Google đầu tiên tại Việt Nam với sự bảo trợ của công ty Google: TIS ứng dụng gói GAFE trong học tập, kỷ luật, thông tin phụ huynh tạo ra một môi trường học tập năng động, sáng tạo..

  5. Chương trình phát triển cá nhân (Personalized Education Plan - PEP)

    Giới thiệu về PEP:

    Với lợi thế của mô hình trường học quy mô nhỏ (tỷ lệ học sinh/GVNV thấp), TIS có điều kiện thực hiện chương trình giáo dục cá thể hóa với mục tiêu thiết kế một chương trình phát triển năng lực cá nhân riêng biệt cho từng học sinh (PEP). Chương trình này đảm bảo một sự bao phủ toàn diện nhằm đưa ra được 1 giải pháp toàn diện: kiến thức văn hóa học vấn, kiến thức kỹ năng học/kỹ năng sống, ý thức chấp hành kỷ luật, thái độ sống, trải nghiệm âm nhạc, thể thao, v..v…

    Một cách cụ thể, học sinh tham gia vào chương trình phát triển năng lực cá nhân hiểu rõ mình cần phải làm gì với các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn. Các mục tiêu này không chỉ bao gồm điểm số các bài thi, các tín chỉ quốc tế, mà còn là sự trải nghiệm đối với các lĩnh vực năng khiếu nghệ thuật, thể thao. Các mục tiêu này cũng không chỉ là các kỹ năng sống có thể ứng dụng ngay vào thực tiễn, mà đó còn là những mục tiêu kiểm soát các thói quen ăn uống/sinh hoạt để có một cơ thể khỏe khoắn cả về thể chất lẫn tinh thần.

    Đối với tất cả các thành viên của Hội đồng giảng huấn TIS, PEP là cơ sở để thực hiện cam kết giúp học sinh tiến bộ mỗi ngày. PEP là sự cam kết mang tính chi tiết, cụ thể nhất đến từng lĩnh vực phát triển của học sinh mà Phụ huynh có thể tin tưởng, đánh giá và kiểm chứng.

    Quy trình thực hiện PEP:

    1. Tư vấn PEP:
    2. Khảo sát, Đánh giá:
    3. Hội đồng cố vấn, thẩm định:
    4. Thiết kế PEP – Chương trình phát triển năng lực cá nhân DÀNH RIÊNG cho con bạn
    5. Thực hiện, Đánh giá và Điều chỉnh PEP

    Các lĩnh vực hiện được nghiên cứu và phát triển:

    +Năng Khiếu & Thể Chất:

    • đánh giá các mức độ hình thành năng khiếu thông qua việc nhìn nhận trải nghiệm của học sinh, đánh giá chủ quan của học sinh và sự quan tâm của gia đình đối với vấn đề này
    • Đo lường, khảo sát các chỉ số cơ thể, chế độ/thói quen dinh dưỡng và vận động. Học sinh và phụ huynh chia sẻ về điều kiện sinh hoạt ở nhà để nhận được những tư vấn cho những thay đổi tích cực.

    +Kiến thức học vấn:

    • Được Đánh giá thông qua việc nhìn nhận không chỉ kết quả mà học sinh đã đạt được trong quá khứ mà còn khảo sát phụ huynh và học sinh về môi trường và điều kiện mà kết quả đó diễn ra.
    • Trong khi các kết quả có thể rất rõ ràng và trực quan, cần hiểu rõ về mối quan hệ giữa phụ huynh và học sinh, điều kiện sinh hoạt, sự ưu tiên, và khá nhiều yếu tố khác để có thể hiểu hơn về chính kết quả mà học sinh đang đạt được.

    +Kỹ năng:

    • Tập trung vào các nhóm kỹ năng HỌC và kỹ năng SỐNG với việc ưu tiên các nhóm kỹ năng giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu của thời đại – là một công dân toàn cầu.
    • Bắt đầu từ những kỹ năng cơ bản nhất: kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, v..v… Bài khảo sát sử dụng một số tình huống trong cuộc sống để đánh giá một cách khái quát mức độ hình thành kỹ năng cho từng học sinh.
    • Các kỹ năng theo yêu cầu của thời đại cũng được nhắc đến: kỹ năng hội nhập, sự chấp nhận sự khác biệt, kỹ năng diễn thuyết trước đám đông, v..v…

    +Tính cách & Kỷ luật

    • Trong khi sử dụng các bài trắc nghiệm tính cách cá nhân nổi tiếng thế giới để hiểu hơn về mỗi học sinh, bài khảo sát cũng sử dụng các tình huống giả định hoặc trải nghiệm thực tế để đánh giá học sinh trong một số xu hướng chính: thái độ đối với học tập, sự quan tâm đến bản thân và những người xung quanh, xu hướng sử dụng bạo lực, việc tuân thủ các nguyên tắc/giao kèo, v..v…

    Dựa trên các kết quả thông qua tìm hiểu, khảo sát, tư vấn Học sinh và Phụ huynh, TIS đưa ra chương trình phát triển cá nhân (PEP) cho từng học sinh với những giải pháp cụ thể phù hợp với cá thể. Việc thực hiện chương trình này là sự nỗ lực của học sinh, kết hợp với tất cả các lực lượng tham gia chương trình giáo dục cá thể tại TIS. Chương trình PEP đối với mỗi học sinh

Trường Tiểu học – THCS – THPT Quốc Tế TIS (The International School) theo đuổi tầm nhìn trở thành giải pháp hiệu quả cho mối quan hệ của phụ huynh và học sinh; là môi trường phát triển vững chắc cho học sinh cả về học vấn, năng khiếu và tính cách, phẩm chất. TIS làm điều này thông qua sự kết hợp hài hòa Chương trình Giáo dục Quốc gia với Chương trình Giáo dục Tiếng Anh Quốc tế, với phương pháp giáo dục cá thể hóa (Personalized Education) giúp các em sẵn sàng đương đầu với thử thách của cuộc sống cũng như thành công ở những bậc học cao hơn, đồng thời vẫn gìn giữ những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc.

GIÁO DỤC CÁ THỂ HÓA

Tỉ lệ 2.5 học sinh / 1 GVNV

Một tỉ lệ đặc biệt thấp không chỉ tại Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ của việc ứng dụng công nghệ, giúp TIS đưa ra các chương trình phát triển cá thể phù hợp với năng lực, sự hứng thú và triển vọng của từng học sinh

Trường quy mô nhỏ

TIS thực hiện xu hướng trường học quy mô nhỏ với sĩ số lớp học ít nhờ đó áp dụng phương pháp dạy học cá thể phù hợp với xu hướng, năng lực, hứng thú và triển vọng của mỗi học sinh.

Chương trình phát triển cá nhân

Tạo điều kiện học sinh phát triển toàn diện trong cả học tập, kỷ luật, năng khiếu/sở thích

Các lực lượng tham gia cá thể

Giáo viên quản nhiệm, Điều phối viên, Quản lý nội trú, Giáo viên Việt Nam, Giáo viên nước ngoài, Trợ giảng & các nhà tư vấn phối hợp chặt chẽ trong giáo dục và định hướng cho học sinh.

Ứng dụng công nghệ theo hướng cá thể

Một trong những trường học Google đầu tiên tại Việt Nam với sự bảo trợ của công ty Google: TIS ứng dụng gói GAFE trong học tập, kỷ luật, thông tin phụ huynh tạo ra một môi trường học tập năng động, sáng tạo.

TUYỂN SINH 2020

Tuyển sinh xuyên suốt năm học với “Chương trình Chuyển Tiếp” giúp học sinh nhập học trường Quốc Tế dễ dàng

TRUNG HỌC

Quốc Tế và Dân Tộc
Trình độ Quốc Tế với những nét đẹp tâm hồn & giá trị Việt

TIS QUA NHỮNG CON SỐ

1999TIS có mặt tại Tp.HCM – 1 trong những trường quốc tế đầu tiên
200Hơn 200 mối quan hệ với các tổ chức giáo dục trên toàn thế giới
1000 Hơn 1000 cựu học sinh du học và thành công tại Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada và các nước khác
64Tiết học kỹ năng sống trong 1 năm học

CÂU CHUYỆN CỦA CHÚNG TÔI

Em đã được học những kĩ năng sống, giao lưu đoàn thể, và học tập từ các Thầy cô và các cô nhân viên văn phòng và đặc biệt là Hội đồng học sinh nhà trường. Mọi người đã giúp đỡ em trở nên mạnh dạn hơn…

Jennifer Trần Nguyễn Vương Trinh – Cựu học sinh trường Quốc tế TIS (Niên khóa 2008 – 2011)

Tôi luôn đặt niềm tin vào  trường quốc tế TIS  bởi đây là ngôi trường đã đem đến cho các con tôi một hành trang quý giá khi bước vào đời. TIS không chỉ dạy cho các con tôi kiến thức, trí tuệ mà còn là nơi rèn luyện rất tốt kỹ năng sống.

Bà Hoàng Tố Như – Cựu Trưởng ban đại diện CMHS Trường Quốc Tế TIS

Những giờ học thú vị và những hoạt động ngoại khoá bổ ích đã giúp tôi rèn luyện nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Đó là hành trang vững chắc giúp tôi tự tin bước vào giảng đường Đại học và suốt chặng đường dài để đi đến tương lai…

Bella Nguyễn Hoàng Vân – Cựu học sinh Trường Quốc Tế TIS (Niên khóa 2005 – 2012)

Thời đi học, mỗi người chúng ta đều có những ngôi trường khác nhau gắn bó với mình từ thuở còn là những cô bé cậu bé mẫu giáo cho đến khi trở thành những sinh viên chững chạc

Fiona Nguyễn Thị Anh Thư – Cựu học sinh Trường Quốc Tế TIS (Niên khóa 2007 – 2013)

TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ TIS

ĐỐI TÁC GIÁO DỤC TRÊN THẾ GIỚI