Nối tiếp vòng bán kết 1 diễn ra vào ngày 28/04 vừa rồi, vòng bán kết 2 của cuộc thi sẽ diễn ra vào Thứ Hai ngày 14 tháng 05 năm 2018 tại hội trường Trường Quốc Tế TIS (305 Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q.Phú Nhuận, TPHCM) với sự tranh tài của 18 nhóm thí sinh xuất sắc.
Hãy cùng BTC nhìn lại các đề tài sẽ góp mặt trong vòng Bán Kết 2 sắp tới đây nhé:
- Selena Minh Phương – học sinh lớp 11 đến từ trường quốc tế TIS với đề tài mang tên Rate Ur Fave. Được biết, theo ý tưởng của bạn thì đây là một ứng dụng dùng để đánh giá/chấm điểm/lấy review, feedback về Giáo Viên hoặc Giảng Viên theo thông tin đa chiều. Với ứng dụng này, các bạn học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh có thể tham khảo để tìm và lựa chọn cho mình những giáo viên tốt nhất, phù hợp nhất dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Đề tài của Minh Phương được kỳ vọng là sẽ tạo nên sự đột phá, thay đổi lớn dành cho ngành giáo dục nói chung.
- Nguyễn Lan Trinh – học sinh lớp 10 đến từ trường Việt Anh với ý tưởng thuộc lĩnh vực xã hội, tâm lý (Depression). Đây có thể xem là một đề tài chưa bao giờ hết nóng khi mà liên tiếp các vụ việc đau lòng xảy ra xuất phát từ nguyên nhân do trầm cảm. Hãy cùng chờ xem liệu dịch vụ và sản phẩm mà Lan Trinh mang đến trong cuộc thi có thể cải thiện thực trạng xã hội hiện nay không nhé!
- Vũ Hoàng Dũng – Project Mango của học sinh lớp 9 trường THCS Đức Trí là một ý tưởng về việc áp dụng công nghệ hiện đại vào việc bảo vệ tính mạng cũng như sức khỏe của con người. Đề tài được đánh giá khá cao khi mà gần đây có rất nhiều những vụ việc đáng tiếc xảy ra
- Nguyễn Thiện Linh Duyên – nữ sinh lớp 12 đưa ra dự án Student Quick Respond Card để rút gọn những thủ tục gây mất thời gian cho học sinh/sinh viên.
- Phạm Thanh Triết – niềm đam mê Tiếng Anh đã giúp bạn hình thành nên ý tưởng về một trung tâm giảng dạy ngoại ngữ độc, lạ, hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thu hút cho học viên.
- Trần Khánh Linh
- Tạ Hoài Phương – A New Way To Trade Online, dịch vụ về những vấn đề liên quan đến việc mua bán online, một xu hướng mà đại đa số rất nhiều người sử dụng hiện nay
- Trần Thanh Bình – Virtual Lab là dự án tạo nên các phòng thực hành ảo qua việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục để giúp học sinh có những trải nghiệm thực tế nhất bên cạnh việc học lý thuyết.
- Hoàng Kim Quỳnh Anh – Ý tưởng về thiết bị theo dõi sức khỏe và bảo hộ mạng sống của con người, đặc biệt là các trường hợp phòng tránh chết đuối.
- Ngô Nguyễn Như Ngọc – Chảy máu chất xám là vấn đề đáng được quan tâm cả mức độ doanh nghiệp lẫn mức độ quốc gia. Vấn đề này sẽ được đề cập đến trong đề tài của Ngọc trong vòng bán kết của cuộc thi sắp tới đây
- Nguyễn Mạnh Dũng – CrucAir là một sản phẩm để lưu trữ không khí sạch, hứa hẹn sẽ là vũ khí không thể thiếu để chống lại vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay.
- Nguyễn Thu Ánh Hoàng – Đề tài ứng dụng công nghệ để đưa ra giải pháp tối ưu hơn cho ngành giáo dục, giúp học sinh và giáo viên có những trải nghiệm tốt hơn.
- Nguyễn Tường Vy – EdTech Startup là dự án lấy cảm hứng từ 1 loạt những vụ việc nóng hổi gần đây báo động cho tình trạng không thể tệ hơn của mối quan hệ giữa học sinh với giáo viên
- Trần Lê Gia Bảo – Education and Training là một đề tài có chủ đề Giáo Dục đến từ thí sinh 13 tuổi – nhỏ tuổi nhất cuộc thi. Hãy cùng chờ xem, liệu rằng một ngoại lệ về giới hạn tuổi tác có phải minh chứng cho “tài không đợi tuổi”?
- P4P Team (Project For People) – Nhận thấy việc ý thức bảo vệ môi trường của đa số người dân hiện nay chưa tốt, đặc biệt là việc xả rác bừa bãi diễn ra rất thường xuyên ở khắp mọi nơi. Nhóm 4 bạn học sinh trường TIS đã lên ý tưởng cho 1 sản phẩm với tên gọi Smart Bin
- Nguyễn Hoàng Phúc – vụ cháy chung cư Carina có thể xem là một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ cho vấn nạn PCCC ở nước ta nói chung. Chính vì vậy, 2 bạn học sinh lớp 10 đã có kế hoạch cho 1 hệ thống hỗ trợ việc PCCC về cả cơ sở vật chất cũng như kiến thức kỹ năng của mọi người.
- Đới Thị Ngọc Ánh – đối với các bạn học sinh, giáo dục có thể xem là đề tài gần nhất đối với các bạn. Chính vì vậy, Ánh cũng đã chọn ý tưởng thành lập một trung tâm Anh Ngữ hoạt động theo những cách thức chưa từng có trước đây