HomeBlogTIN TỨC TISNhững nền giáo dục tốt nhất th...

Những nền giáo dục tốt nhất thế giới đang dạy như thế nào?

Mô hình giáo dục thế giới của thế kỷ XXI dựa trên bốn trụ cột, đó là học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người. Hiện tại ở khắp mọi nên trên thế giới đều áp dụng mô hình này. Nổi bật là Phần Lan. Dù chỉ dành tối đa 30 phút cho bài tập về nhà mỗi ngày nhưng học sinh Phần Lan luôn nằm ở top đầu tại các kỳ thi trên thế giới. Đó chỉ là một trong số những điểm đặc biệt của nền giáo dục được đánh giá là “thiên đường”.

1.Cách tiếp cận mang tính cá nhân

Mỗi học sinh lại được giao những nhiệm vụ khác nhau tùy vào khả năng của từng em. Nếu trẻ không thể làm được nhiệm vụ của mình, giáo viên sẽ giảng riêng cho học sinh đó.

Ngoài ra, học sinh cũng được chọn hoạt động mà bản thân cảm thấy hữu ích đối với mình. Chẳng hạn, nếu bài học không gây hứng thú, các em có thể chuyển sang đọc sách hoặc may vá.

2.Học sinh được dạy những thứ cần thiết trong cuộc sống

Trong các buổi học bơi, học sinh được dạy cách phát hiện dấu hiệu của một người bị đuối nước. Khi học về quản lý nhà cửa, các em được trang bị kỹ năng nấu nướng, đan móc và khâu vá. Học sinh Phần Lan có thể dễ dàng tạo ra website mới. Học sinh được dạy những thứ cần thiết cho trong cuộc sống chứ không chỉ chăm chăm vào nội dung trong sách vở. Với giáo dục Phần Lan, điều quan trọng ở đây là chuẩn bị khả năng thích nghi đối với thế giới liên tục thay đổi. Học thuộc lòng hoàn toàn không cần thiết vì đã có Internet.

Đứng thứ hai là Nhật Bản với Đạo đức là giá trị cốt lõi. Nhật Bản trở thành một nước có nền giáo dục tiên tiến là nhờ thực hiện tiêu chí “con người = đạo đức”, đề cao tính tự lập và tinh thần kỷ luật. Giáo dục Nhật Bản vận hành theo nguyên lý “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức”. Phương châm của người Nhật là “Cần phải nhắm tới thực hiện xã hội ở đó từng công dân có thể mài giũa nhân cách bản thân…”.

Ngoài ra, để trang bị tính tự lập cho học sinh, giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh ‘học sinh là trung tâm’, giúp học sinh trải nghiệm kiến thức từ thực tế chứ không phải là nhồi nhét kiến thức. Có nhiều loại sách với các chuẩn đầu ra khác nhau để tăng cường khả năng phản biện cho học sinh, kích thích việc tìm tòi, phát huy sức sáng tạo.

Tiếp theo là nền giáo dục Mỹ- nổi trội với tính chất tự do trong việc giảng dạy. Tự do của người Mỹ là tự do về tư tưởng, giữ quan điểm của mình đồng thời tôn trọng quan điểm ý kiến của người khác.

Nền giáo dục Mỹ hướng con người đến tự do, có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biến động hàng ngày, nếu bó buộc học sinh sẽ làm mất tính sáng tạo của trẻ. Các chương trình học tại các trường ở Mỹ rất giàu tính trải nghiệm, kích thích sự phát hiện, khuyến khích trẻ đưa ra tất cả suy nghĩ “xung quanh một câu hỏi”.

Theo sau Mỹ chính là Đức. Người Đức cho rằng trói buộc những đứa trẻ trong lớp học mà thiếu tính trải nghiệm thực tế sẽ dẫn đến những sản phẩm bị lỗi thời về mặt nội dung. Thầy cô đứng lớp còn quan niệm phải mất cả năm trời, thậm chí là vài năm người ta mới có thể xuất bản một quyển sách hạn hữu trong khi thế giới to lớn, vĩ đại đang vận động hàng giây. Thế nên kiến thức sách vở, phần lớn đã lỗi thời trước khi được trưng bày trên kệ sách.

Cuối cùng trong danh sách là Pháp khi mỗi học viên ứng với 1 vị trí trong xã hội. Trong khi nhiều nước khác xem giáo dục phổ thông là căn bản, còn cụ thể làm gì phải sau đại học, cao đẳng hay các trường nghề. Nhưng ở Pháp khi học phổ thông các học sinh đã biết mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp. Cho nên ở Pháp từ cấp 1 của chương trình phổ thông đã dạy rất bao quát. Theo đó, các em có thể chọn học khối ngành tự nhiên (BAC Science), khối ngành kinh tế xã hội (BAC Economie Social), hoặc khối ngành văn học (BAC Littérature).

Hy vọng sau bài viết này, các Quý Phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về nền giáo dục tân tiến của các nước trên thế giới.

 

 

 

Shopping Basket