Site icon Trường Quốc Tế TIS

Yêu sao là đủ, thương sao là đúng

Yeu-thuong-con-cai

(TIS) – Làm gì có bậc làm cha mẹ nào lại không yêu thương con cái của mình. Nhưng nói yêu, nói thương thì dễ quá, ai chẳng làm được…

Đời này lạ lắm, có những việc vẫn diễn ra mỗi ngày theo bản năng, diễn ra một cách vô thức mà chúng ta có thể chẳng bao giờ nghĩ tới cho đến khi nghe một người khác nhắc về nó. Tình mẫu tử, phụ tử, có lẽ là một kiểu như vậy, chúng ta vẫn cứ yêu thương con cái của mình vô điều kiện, sẵn sàng hy sinh bản thân để dành cho con những thứ tốt đẹp nhất, đầu tư cho con hết sức có thể và cầu mong con thật tài giỏi, thật xuất sắc. Nhưng chắc có lẽ, sẽ có nhiều bậc cha mẹ sau khi đọc xong bài viết này phải giật mình ngẫm nghĩ lại.

Chắc hẳn ai cũng đều nhận thức được, trên thế giới này, người giống người là rất hiếm, mà có giống cũng chẳng phải 100% nhỉ. Vậy lấy ví dụ thế này đi, con cá và con mèo có giống nhau không, đâu thể nào bắt con mèo sống cùng con cá ở dưới nước, và ngược lại sao có thể ép cá lên cạn cùng mèo? Thế nên có những thứ tốt đẹp với người khác thì chưa chắc đã tốt với mình, với con mình, quan trọng là phù hợp. Thế nên, đừng ép con mình phải giống như bao đứa trẻ khác, đừng kỳ vọng con mình cũng sẽ là “thiên tài nhà người ta”, quan trọng là con mình thật sự giỏi điều gì, đam mê điều gì. Thế nên đừng thấy ai đó mua một chiếc bánh pizza cho con họ, thì mình cũng không chịu kém phần yêu thương phải mua cho con mình một chiếc, quan trọng là con mình thích gì, hạnh phúc vì điều gì. Thế nên cũng đừng vì thấy ai đó bề ngoài bỏ mặc con cái, tập cho con tự lập thì mình liền bắt chước, quan trọng là hiểu cá tính của con. Và còn rất nhiều, rất nhiều những thứ khác nữa…

Cha mẹ phải hiểu con để đánh thức và phát triển đúng tiềm năng

Hỡi các bậc làm cha mẹ, yêu đủ là được, đừng để con thấy thiếu thốn phải ghen tỵ với bất cứ ai khác, càng không nên để con được yêu quá nhiều rồi thành quen, sinh ra hư hỏng. Thương đúng là được, cứ là mình, đừng học theo ai hết, đừng phụ thuộc vào ai hết, con mình mang nặng đẻ đau, bao công sức sinh thành thì làm gì có ai hiểu con hơn mình chứ.

Nói học hành sách vở không phải con đường duy nhất để nên người, để thành đạt, không có nghĩa là không cần học hành. Đúng là chẳng ai quá khắt khe với kết quả học tập của một ca sĩ, một người mẫu, họ vẫn thành đạt, đúng là chẳng ai bắt một cầu thủ bóng đá phải có bằng thạc sĩ, bằng đại học, họ vẫn có thể nổi tiếng, lẫy lừng, vậy chúng ta còn đưa con chúng ta đến trường mỗi ngày làm gì?

Mỗi người đều có một điểm mạnh, đam mê khác nhau

Nếu ai đang có suy nghĩ như vậy thì hãy nói họ dẹp ngay trong đầu cái khái niệm lệch lạc cho rằng trường học chỉ biết nhồi nhét những kiến thức cứng nhắc và dập khuôn vào đầu học sinh đi. Trường học bây giờ tuyệt lắm, gần như tất cả các trường đều hiểu thấu được những gì bài viết đã nói đến ở bên trên. Ai chê bai giáo dục Việt Nam, ai đánh giá thấp trường học ở Việt Nam, cứ kệ họ, hãy tự mình thử một lần đầu tư thời gian và công sức để tìm hiểu xem con mình đang được hưởng những gì khi tới trường đi. Xin đừng quá khắt khe đến mức soi và bới móc đến từng mẩu rác, những cây cột điện trước cổng trường, hãy nhìn vào mái nhà nội trú mà các con đang ở mỗi ngày có thua gì nhà mình không, hãy nhìn mỗi bữa ăn đầy chất lượng các con đang ăn, hãy nhìn vào những mô hình quy mô nhỏ, những chương trình PEP xem nó đặc biệt và hay đến thế nào, và nhìn xem những người thầy, người bạn bên cạnh con của chúng ta đã tạo ra một môi trường đúng nghĩa giáo dục thế nào.

Trường học đóng vai trò lớn ảnh hưởng tích cực đến trẻ

Cảm nhận khó diễn tả lắm, và cũng chẳng ai giống ai, nên hãy tự mình trải nghiệm, chỉ cần hiểu cuộc sống của con diễn ra thế nào mỗi ngày đã là yêu con vừa đủ, tô thêm những sắc màu tươi sáng, điểm thêm những vị thăng trầm đúng lúc giúp con trưởng thành chính là thương đúng cách.

Đừng đi xa xôi quá, ở ngay đây thôi, yêu thương chính là những điều gần gũi, bình dị, đừng quên bản chất ban đầu của yêu thương vẫn là bản năng và vô thức. Vì con bạn xứng đáng…

Exit mobile version