Trường Quốc Tế TIS

Vô vàn sự lo lắng khi con chuyển cấp

Việc học hành rất vất vả đối với học sinh, từ lo lắng chuyện bài vở, điểm số, đến áp lực thi cử. Song song đó là bao trăn trở của đấng sinh thành. Chuyển cấp từ mẫu giáo lên tiểu học, hay Cấp 2 lên Cấp 3, vây quanh Phụ huynh là vô vàn những câu hỏi và thắc mắc.

Bước vào lớp 1, con sẽ thích nghi thế nào với môi trường mới là nỗi lo của hầu hết các bậc cha mẹ. Hình ảnh quen thuộc giống như bài hát “Ngày đầu tiên đi học” được tái hiện lên mỗi mùa khai giảng khi con vào lớp 1. Từng ông bố, bà mẹ đưa con đến trường nhập học, các con vẫn còn chưa hết e dè, sợ sệt. Làm sao cho con hòa nhập với bạn bè, thầy cô?

Sang giai đoạn cấp 2, các ông bố bà mẹ lại băn khoăn lần nữa vì sợ mình đánh rơi tuổi trẻ của con nếu đam mê, năng lực của con không thích hợp với sự lựa chọn của bản thân. THCS là 1 sự “chuyển mình” mạnh mẽ so với bậc tiểu học, bởi đây là giai đoạn mà mọi kĩ năng, khả năng nhận thức, tiếp thu của học sinh được định hướng. Chọn trường cấp 2 sau trình độ tiểu học là việc quyết định cho con em mình vào học 1 môi trường mới hoàn toàn với cơ chế phân môn cụ thể hơn, để sau này chúng có thể chọn trường cấp 3 phù hợp cũng như trường đại học.

Chưa hết bao lâu, con đã cận kề ngày thi tuyển sinh Lớp 10, lo lắng càng chồng chất lo lắng.  Lo về học lực và định hướng trường cấp 3, lo về sức khỏe và khối lượng bài tập phải học… Kể biết bao nhiêu mà cho hết.

Theo cuốn sách  “Tiết lộ sự thông minh của cha mẹ: Tìm kiếm ý nghĩa trong hành vi của con”, Tiến sĩ Laurie Hollman đã chia sẻ 5 bí quyết vượt qua nỗi âu lo cho các bậc cha mẹ, gồm:

  1. Nếu con đang chuẩn bị bước vào mẫu giáo, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông ở quanh khu nhà bạn, bạn có thể chắc chắn chúng biết một vài người cũng sẽ học ở đó. Hãy hỏi trẻ xem chúng có muốn mời bạn bè đến thăm nhà. Nếu trẻ đang ở tuổi thiếu niên, bạn có thể gợi ý trẻ nhắn tin. Hãy giúp trẻ làm quen với bạn học ở trường mới.
  2. Đến thăm trường. Cho dù trẻ bao nhiêu tuổi hay dày dặn thế nào, việc tới xem môi trường mới trước luôn luôn hữu ích. Trẻ có thể đi dạo quanh hội trường hay gặp giáo viên, hay tham quan căng tin. Điều này giúp chúng cảm thấy quen thuộc để từ đó vượt qua nỗi lo sợ chuyển trường.
  3. Tuy nhiên, nếu con bạn phải chuyển trường do theo gia đình đến sống ở nơi khác, đây sẽ là thức thách lớn hơn, nhưng đừng coi đó là sự khủng khiếp. Gia đình cần cố gắng chuyển chỗ ở trước khi năm học mới bắt đầu để trẻ có thể làm quen với hàng xóm và trường học mới. Hãy nhắc con rằng học sinh ở tất cả trường đều rất đa dạng, có bạn thông minh hơn, có bạn hoạt bát hơn… giống như trường học cũ của con.

Bạn nên trấn an trẻ rằng có thể mọi thứ không chắc chắn như vậy ngay tại thời điểm này nhưng trẻ sẽ tìm thấy chỗ thích hợp cho mình và cảm giác thuộc về nơi đó. Trở thành một đứa trẻ “mới” có nghĩa là những người khác muốn biết về con, vì vậy con có thể tìm được những người bạn phù hợp mà không phải thay đổi tất cả mọi thứ của mình.

  1. Thật khó để trẻ em tin rằng ngôi trường mới là cơ hội để bộc lộ bản thân theo những cách mới mà trẻ mong muốn. Bạn cần giúp cho con hiểu khi chuyển đến chỗ ở mới, con có thể tiếp tục là chính mình và có thêm cả cơ hội để tự đổi mới bản thân. Con có thể thử những cái mới, mặc đồ mới, trở thành người thẳng thắng hơn trước. Thách thức rất nhiều nhưng cũng mang đến triển vọng mới.
  2. Hãy nhớ lắng nghe cẩn thận những lo lắng của con để bạn có thể nhanh chóng dập tắt điều bất hợp lý và giúp chúng suy nghĩ về cách quản lý điều thực tế. Việc lắng nghe đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ trước khi mang đến cho trẻ sự bảo đảm và giải pháp dễ dàng.

 

 

Exit mobile version