Trường Quốc Tế TIS

Ứng xử trong môi trường học đường: Lấy cái đẹp – dẹp cái xấu

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang trở nên khá phổ biến tại hầu hết những quốc gia trên thế giới. Báo cáo của cơ quan phòng, chống tội phạm Liên hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4-6 triệu học sinh có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Số liệu này ngày càng tăng, khiến bạo lực học đường trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế. Giải pháp hiệu quả cho vấn đề này là nhà trường và thầy cô phải quan tâm tới hạnh phúc của học trò thì bạo lực sẽ giảm, chuyện to thành nhỏ, nhỏ thành không có gì.

Thực trạng bạo lực học đường

Một năm học mới đã bắt đầu nhưng những câu chuyện buồn về bạo lực học đường, sai phạm của giáo viên, học sinh gây hậu quả xấu, giảm niềm tin của xã hội vẫn tiếp tục được đặt ra ngay trong những ngày đầu năm học mới với một thách thức. Thông thường khi nói tới hai từ “bạo lực”  chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người ưa thích dùng sức mạnh cơ bắp với người khác. Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái. Trước đây bạo lực học đường chỉ xảy ra bình thường với các hình thức đơn giản như các hành động chửi bới hay xúc phạm lăng mạ, xỉ nhục hoặc chà đạp nhân phẩm,làm tổn thương về mặt tinh thần con người bằng những lời nói. Hoặc một hình thức khác là đánh đập tra tấn trực tiếp lên thân thể khiến sức khỏe bị tổn hại, và việc bạo lực chỉ xảy ra qua các hành động đấm đá hoặc gậy gộc. nhưng hiện nay hình thức bạo lực học đường lại táo bạo hơn nhiều với những hung khí như dao kéo khiến khả năng thương tích lớn hơn gây ra xây xát, chảy máu, tinh thần hoảng loạn, chấn động tâm lý…

Nguyên nhân xảy ra bạo lực học đườngC

Cá nhân học sinh: Bạo lực học đường hiện nay dễ xảy ra ở học sinh lứa tuổi dậy thì khiến các em phát triển mạnh về thể chất, hưng phấn cao, khả năng kiềm chế kém, cái tôi cá nhân cao nên sẽ không chịu khuất phục ai, dễ dàng ra tay xử lý bạn khi không vừa ý. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng cơ bản nhất là bản thân mỗi người chưa kìm nén được cảm xúc nhất thời của mình kéo theo dây chuyền làm ảnh hưởng chung đến ngành giáo dục. Từ học sinh đánh hội đồng nhau, học sinh bóp cổ cô giáo, thầy giáo bị đánh gãy xương mũi cho đến các sự vụ nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân gia đình: Do sự giáo dục chưa sâu sát của cha mẹ, ít quan tâm tới con cái. Trẻ em dễ học theo tính xấu của người lớn, khi đang trong giai đoạn hình thành nhân cách thì chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội cũng có thể gây ra các tổn thương khó chữa lành, từ đó hình thành nhân cách méo mó về giá trị sống

Nguyên nhân nhà trường: Nhà trường ít quan tâm đến học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng không có nhiều thời gian để quan tâm đến mỗi cá nhân nên bạo lực học đường ngày càng diễn ra một nhiều. Những em học sinh cá biệt cũng bị giáo viên và bạn bè xung quanh kì thị nên các em càng trở nên bất mãn và buông xuôi chuyện học hành lao theo các trò chơi vô bổ.

Nguyên nhân xã hội: do ảnh hưởng từ những môi trường xung quanh như bạo lực phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi có tính bạo lực trên mạng xã hội. Tuổi trẻ thường có tính bắt chước và thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng không lành mạnh đó.

Giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay

Đứng trước thực trạng bạo lực học đường như hiện nay, bản thân phụ huynh – học sinh cũng như trường học và giáo viên nhân viên cần có những hành động quyết liệt để phòng ngừa và ngăn chặn hành vi bạo lực có thể xảy ra. Lựa chọn trường học an toàn là điều đầu tiên cần lưu ý, đặc biệt là các trường học có quy mô nhỏ, mỗi lớp học nên từ 20 -25 học sinh để thầy cô dễ dàng quản lý và theo sát nắm bắt tâm lý cá tính của từng em học sinh.

Đối với bản thân các em học sinh cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và những hậu quả của hành động bạo lực đó. Tránh tham gia hay đua đòi theo những học sinh có cá tính mạnh, có những hành vi bạo lực. Tăng cường giao lưu, chơi cùng nhóm bạn đồng hành giúp đỡ nhau trong học tập và khi cần thiết sẽ có sự hỗ trợ từ các bạn. Tránh chơi theo phong trào phân biệt đối xử, nên tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gũi, tránh những hành vi bạo lực như hoạt động văn hóa văn nghệ lành mạnh, thúc đẩy khuyến khích các hoạt động thể thao năng khiếu…

Gia đình cần có thái độ bình tĩnh, ân cần chỉ bảo dần dần để các em nhận ra hành vi chưa đúng đắn của mình để thay đổi tích cực hơn. Trong gia đình con cái và bố mẹ cần có mối quan hệ tin tưởng- bình đẳng, lắng nghe tâm sự của con và có cách dạy con hợp lý.

Cha mẹ và thầy cô cần quan tâm tới các mối quan hệ bạn bè của học sinh, nhưng cha mẹ không nên quản lí quá khắt khe khiến có cảm giác bị trói buộc và không được thể chia sẻ cùng người lớn. Thầy cô và cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành đối với con hoặc tìm cho con những người bạn đáng tin tưởng mà có thể chia sẻ trong cuộc sống. Thường xuyên khen ngợi những hành động tốt đẹp để con phát huy và hình thành thói quen ngay từ nhà đến trường, “lấy cái đẹp – dẹp cái xấu”.

Nhà trường nên quan tâm tới học sinh, không chỉ là giáo viên trực tiếp mà các nhân viên dịch vụ liên quan trong trường học cũng cần yêu thương chăm sóc đến từng học sinh ngay từ bữa ăn, giấc ngủ… Không cho phép chia bè, kéo cánh chế nhạo hành vi của một cá nhân trong lớp học dẫn tới các em bị chán nản vì dồn vào đường cùng mà dẫn tới hành vi xấu. Dạy cho học sinh kỹ năng kiểm soát bản thân trong cơn nóng giận, giảm bớt nóng giận khuyến khích học sinh thông báo những biểu hiện về bạo lực học đường cho giáo viên.

Exit mobile version