Công tác phối hợp giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tại trường. Sự hỗ trợ của ba mẹ trẻ đối giáo viên, nhà trường là không thể thiếu, nhất là đối với Phương pháp Giáo dục Cá thể hóa tại TIS. Việc trao đổi thường xuyên, thẳng thắn và chân tình với giáo viên để cùng bàn phương pháp tốt để kèm cặp, hướng dẫn và động viên trẻ học tập đồng thời giúp phụ huynh nắm bắt tình hình sức khỏe, học tập của con ở trường.
Gặp gỡ sớm, làm rõ kế hoạch với nhà trường trước khi vấn đề phát sinh
Mỗi đứa trẻ nên có một kế hoạch phát triển dựa trên điểm mạnh của chúng, và giáo viên, phụ huynh đều có thể tự mình quan sát để đánh giá điểm mạnh của trẻ đã có những bước tiến như thế nào. Sự kết nối giữa gia đình – nhà trường là nền tảng chính cho sự phát triển vẹn toàn của con trẻ.
Một số nhà trường chỉ mời gặp phụ huynh, khi trẻ có vấn đề phát sinh, và trong cuộc gặp người ta nêu những vấn đề thiếu sót cần khắc phục. Đặc biệt tại TIS, PH được cập nhật tình hình con trẻ thường xuyên, và nhà trường luôn chủ động gặp gỡ để lập kế hoạch phát triển cho học sinh, để nói về điểm mạnh, để đặt một mục tiêu chung… hay các vấn đề mấu chốt như:
- Học sinh đã vượt qua những giới hạn như thế nào.
- Học sinh đã học cách chịu trách nhiệm như thế nào.
- Học sinh đã tự chủ như thế nào.
Vì sau cùng, những vấn đề này là những vấn đề ảnh hưởng đến hành trình học tập suốt đời của học sinh. Những kỹ năng giải quyết vấn đề khi chúng ở trong phòng ăn, ở ngoài sân chơi, ở trong nhà vệ sinh, cũng quan trọng như điểm bài kiểm tra của các em.
Thảo luận với phụ huynh về tương lai – Xây dựng hồ sơ học tập của trẻ
Hầu hết phụ huynh nuôi dạy con cái theo những mục tiêu ngắn hạn, họ thường cố gắng sửa chữa các vấn đề phát sinh, chứ không lập một kế hoạch làm đúng, một kế hoạch nuôi dạy dài hạn. TIS chủ động xây dựng hồ sơ học tập của trẻ, báo cáo càng chi tiết càng tốt trên kế hoạch đã xác lập từ đầu với phụ huynh. Hồ sơ học tập không chỉ gồm hình ảnh, điểm số, mà còn là những câu chuyện được ghi chép bởi giáo viên.
Nhờ có sự giao tiếp hai chiều, cả phụ huynh và giáo viên hiểu nhiều hơn về những đứa trẻ của mình. Nhà trường cam kết, và phụ huynh trải nghiệm những giá trị đó được phản ánh trong hành trình học tập của con em mình. Sau cùng thì, xác lập mục tiêu chung, giao tiếp trao đổi thông tin hiệu quả, và cùng chung một niềm tin về giá trị giáo dục sẽ giúp tạo nên một mối quan hệ tích cực giữa giáo viên & nhà trường và phụ huynh.
Họp phụ huynh không phải là hình thức
Trên thực tế, có nhiều cuộc họp phụ huynh học sinh vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Đa số các cuộc họp còn dành quá nhiều thời gian cho việc thu các khoản tiền, chưa kể đến tình trạng cuộc họp chỉ diễn ra một chiều, tức là chỉ có giáo viên truyền đạt còn phụ huynh chỉ biết ngồi nghe là khá phổ biến. Tại Trường Quốc tế TIS, mục đích của những cuộc họp PH là để tăng cường mối liên hệ giữa gia đình học sinh và nhà trường, nhằm thảo luận, lấy ý kiến, tìm ra các giải pháp phối hợp, nâng cao hiệu quả giáo dục cá thể đối với học sinh.
Với Phương pháp Giáo dục cá thể hóa – lấy học sinh làm trung tâm của TIS, nhà trường vô cùng xem trọng mối quan hệ tốt đẹp và lành mạnh giữa giáo viên và phụ huynh. Mối quan hệ giữa giáo viên & nhà trường và phụ huynh tốt là điều lý tưởng trong phối hợp giáo dục con cái, cùng kề vai kèm cặp, hướng dẫn và động viên con trẻ học tập.