Trường Quốc Tế TIS

CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 2018-2019: THỬ THÁCH KIẾN TẠO THÀNH CÔNG

Dĩ nhiên là ta chẳng hề mong đợi khó khăn nhưng đó là thứ thúc đẩy ta tiến xa hơn về phía trước khi so sánh với những tổ chức và con người chỉ biết nghĩ mà không làm, thấy khó khăn mà sợ hãi không giải quyết. Ta biết những điều họ không biết, những kiến thức trong khó khăn đó là tài sản vô giá. Nhờ vậy mà ta tiến dần đến việc dẫn đầu ở con đường mà ta đang đi.

 

Trong cuộc sống cũng như công việc, những tổ chức và những người thành công luôn tin tưởng “mọi thứ đều là thử thách”, không có thử thách thì sẽ không có thành công. Đó là tất yếu dẫn đến những suy nghĩ và hành động theo một định hướng kiên định và một tầm nhìn xa về phía trước. Khi giả định mọi thứ đều là thách thức, ta sẽ nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực và háo hức đón nhận những trải nghiệm. Ví dụ như một quyết định mạo hiểm, một chiến lược mới hoặc đơn giản là đặt niềm tin vào một con người mới.

Tại sao chúng ta lại phải làm như vậy, đó là bởi những lý do sau:

  1. Thứ nhất: Hoàn cảnh xấu, nó đơn giản là một trong muôn vàn hoàn cảnh

Bất kỳ tổ chức và cá nhân nào trong quá trình hoạt động, sẽ có những người không thích sản phẩm, dịch vụ hay lối sống của bạn. Càng biết sớm, bạn càng có khả năng “tối thiểu hóa tổn thất”. Đó nên được coi là tin tốt hay tin xấu thì tùy theo cảm nhận của mỗi người. Nếu bạn coi đó là hoàn cảnh xấu thì bạn sẽ bị cuốn theo và thấy mọi thứ trở nên bế tắc. Ngược lại, khi bình tĩnh và xem xét mọi góc độ, bạn sẽ tìm ra được hướng đi mới, con đường mới từ chính những khó khăn này để xoay chuyển cục diện, đi đến thành công.

  1. Thất vọng chỉ là cảm xúc khi mọi thứ không như ý trong một thời điểm

Có thể, Bạn đã từng vô cùng thất vọng khi ban đầu đã chắc rằng sếp sẽ “ok” cho ý tưởng công việc của mình nhưng rồi cuối cùng sếp lại nói “không”. Bạn cảm thấy mình không được tôn trọng và không muốn cống hiến nữa. Bạn phải nhận ra rằng, thử thách của bạn không phải từ những con người xung quanh bạn mà là chính vấn đề bạn đang bị chi phối bởi những cảm xúc cá nhân của mình. Hãy tiến hành giải quyết vấn đề theo hướng khác tích cực hơn là từ bỏ. Ví dụ bạn nên nghĩ rằng “Ah, có lẽ sếp sẽ “ok” nếu mình làm theo cách khác chăng? Thái độ cầu tiến sẽ giúp bạn vượt qua trở ngại bản thân để đi đến thành công. Và sau những lần như vậy, một lần nữa, bạn biết được những điều mà người khác không biết về cách thức giải quyết vấn đề của cấp trên. Đó là cơ hội của bạn chứ không phải thất bại.

  1. Quan trọng là hãy luôn ghi nhớ rằng: Cơ hội luôn đi cùng thách thức

Một tổ chức hoặc Người thành công làm việc bằng những gì họ đang có, cái gì đến thì phải sẵn sàng đón nhận và luôn luôn tận dụng tất cả các cơ hội, nguồn lực xung quanh để đạt được mục tiêu. Vì vậy, họ rất cảm ơn những thách thức, nỗi thất vọng và điều ngoài ý muốn. Chúng mang lại cho họ thông tin và nguồn sức mạnh riêng không ai có được. Từ đó, tỉ lệ thành công tăng, họ mãi mãi là người dẫn đầu.Thông tin mới mở ra con đường mới.

Một tổ chức cũng vậy, phải trải qua những khó khăn, thăng trầm thì mới đoán định được cơ hội, nhìn thấu được thị trường từ đó xác định được hướng đi mới dẫn đến thành công mới. Không thể mãi mãi đi theo một con đường mà thành công luôn song hành được. Đổi mới là chìa khóa của sự phát triển bền vững. Đổi mới đến từ những hoàn cảnh khó khăn và những thách thức to lớn cần giải quyết.

Dĩ nhiên là ta chẳng hề mong đợi khó khăn nhưng đó là thứ thúc đẩy ta tiến xa hơn so với những tổ chức và con người chỉ biết nghĩ mà không làm, thấy khó khăn mà sợ hãi không giải quyết. Ta biết những điều họ không biết, những kiến thức đó là tài sản vô giá. Nhờ đó mà ta tiến dần đến việc dẫn đầu ở con đường mà ta đang đi.

  1. Đào tạo cá thể hóa, con đường TIS đã lựa chọn để dẫn đầu

Đào tạo cá thể hóa không phải chỉ lấy học sinh làm trung tâm mà phải dạy cá thể (riêng) cho từng học sinh.

Để làm được điều này TIS cần triển khai gấp các công việc cụ thể như sau:

Xác định đúng kỳ vọng riêng của từng PH và HS

Về giáo trình, Bài giảng phải biên soạn thành từng nhóm trình độ khác nhau.

 

YÊU CẦU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

 

Dịch vụ chăm sóc học sinh phải đa dạng

 

Sự tương tác giữa Nhà trường & Gia đình:

 

Exit mobile version