Site icon Trường Quốc Tế TIS

8 phương châm người Do Thái dạy con

KÊNH THÔNG TIN GIÁO DỤC

TRƯỜNG PHỔ THÔNG QUỐC TẾ TIS

Người Do Thái chỉ chiếm khoảng 0.3% số dân trên toàn thế giới, nhưng lại chiếm tới 13% số giải thưởng Nobel trên toàn thế giới. Vậy phải chăng là do người Do Thái thông minh bẩm sinh, chỉ số IQ cao, hay đây là do khả năng thiên phú đã được định sẵn? Các giả thuyết trên đều không có sức thuyết phục, vậy do đâu mà họ làm được như vậy. Hãy lắng nghe cách mà người Do Thái dạy con nhé.

1. Tri thức quan trọng hơn tất cả mọi thứ.

Hầu như các trẻ em người Do Thái khi còn nhỏ đều được hỏi câu này: “Nếu như một ngày căn nhà của mình bị cháy thì con sẽ mang theo vật gì để chạy ra?” Nếu như câu trả lời của đứa trẻ là “tiền bạc hay trang sức” thì người mẹ sẽ nói ngay với đứa trẻ là: “Hãy nhớ cho kỹ đây! cái mà con mang theo không phải là tiền bạc hay trang sức gì cả, mà cái con cần phải mang theo đó là sách vở, là tri thức vì sách vở, tri thức không ai có thể cướp đi được, chỉ cần con còn sống thì tri thức sẽ luôn ở mãi với con đến suốt cuộc đời”.

2. Chú trọng trong việc chọn trường cho con.

Hầu hết cha mẹ người Do Thái đều rất chú trọng trong việc chọn trường cho con. Ngay từ khi trẻ bắt đầu đi mẫu giáo thì họ đã sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn trong việc lựa chọn một ngôi trường có chất lượng giảng dạy và một môi trường tốt để con họ có thể phát triển toàn diện.

Họ muốn cho con của họ được tiếp xúc với những đứa trẻ cũng được hưởng một nền giáo dục tốt để chúng có thể kết bạn với nhau, hoặc trở thành những đối tác hay bạn đời của nhau sau này. Vì họ quan niệm rằng “bạn chơi cùng loại người nào thì bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi nhũng loại người đó”.

3. Con là duy nhất

Người Do Thái cho rằng phải xây dựng sự tự tin cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, phải làm cho trẻ nhận ra khả năng của mình như vậy trẻ mới có động lực theo đuổi ước mơ của mình. Mỗi trẻ em Do Thái dù ở nhà hay ở trường chúng luôn được nhắc nhở rằng mình là một cá nhân độc đáo, điều này không bị trói buộc bởi hoàn cảnh xuất thân hay điều kiện gia đình, xá hội nào thì cả tất đều bình đẳng như nhau, đều có quyền phát huy tài năng của mình. Đồng thời những đứa trẻ DoThái ngay từ lúc 3 tuổi thì cha mẹ đã dạy chúng xác định nghề nghiệp trong tương lai của mình là gì rồi.

4. Học là phải lặp lại nhiều lần.

Người Do Thái xem việc lặp lại là một phương pháp học hiệu quả, nghe, nói, đọc, viết phải lặp lại nhiều lần và ở bất cứ nơi đâu như vậy nội dung bài học mới được ghi nhớ lâu hơn. Việc kiên nhẫn lặp đi lặp lại trong khi học sẽ giúp trẻ em Do Thái xây dựng được tính kiên trì, vì họ cho rằng đức tính kiên trì đó không phải ai sinh ra cũng có mà phải nuôi dưỡng từ từ..

5. Nhất định phải tìm ra nguyên nhân thất bại

Nếu như một đứa trẻ thi được 98 điểm thì cha mẹ sẽ hỏi rằng: “vậy hai điểm kia đâu?” Nếu so với nền giáo dục ở Mỹ thì được 98 điểm là đã OK lắm rồi. Nhưng nếu như trẻ em người Do Thái sống ở Mỹ mà được 98 điểm thì sẽ không bị phê bình nhưng phải tìm ra cho được nguyên nhân mất 2 điểm kia thì mới được lên lớp tiếp.

6. Đặt ra câu hỏi trong khi học.

Trong khi dạy con, người Do Thái tạo điều kiện để cho trẻ đặt ra những câu hỏi, hơn nữa việc đặt ra câu hỏi không phải là vì muốn tìm câu trả lời mới đi hỏi mà là thông qua việc đặt câu hỏi đó nhằm học tập và hoàn thiện mình hơn. Vì thói quen đặt câu hỏi ngay từ nhỏ này sẽ giúp cho trẻ hình thành một thói quen tốt vĩnh viễn mang theo đến suốt cuộc đời.

Ví như sau này trẻ lớn lên và trở thành một doanh nhân, thì theo thói quen họ sẽ đặt ra câu hỏi là: “Liệu rằng sản phẩm mình sản xuất ra đã thật sự tốt hay chưa? Có nên cần cải tiến ở khâu nào nữa hay không?” Có như vậy thì mới có động lực để phấn đấu tiếp, sẽ không bị đào thải và cũng không dễ gì bị đánh bại.

7. Luôn sẳn sàng thích nghi với mọi hoàn cảnh.

Người Do Thái rất chú trọng trong việc giáo dục sự thích nghi với mọi hoàn cảnh cho trẻ. Vì vậy khi trẻ em Do Thái đi đến một môi trường mới hay một đất nước nào đó, khả năng thích ứng rất cao từ đó thành tích học tập cũng rất xuất sắc, tính tự giác và tính chủ động được đánh giá rất cao.

Ví dụ như trẻ em người Do Thái muốn đến một đất nước nào đó thì trước tiên trẻ phải mất 6 tháng để học ngôn ngữ đó, ngay cả khi cha mẹ không đủ tiền hoặc trình độ văn hóa không cao thì cũng nhất định tìm ra một cách thích hợp nào đó để cho trẻ được tiếp cận với ngôn ngữ đó cho dù đó chỉ là đi du lịch.

8. Làm việc chăm chỉ sẽ được thưởng.

Vấn đề tiền bạc không được cho là điều cấm kị đối với trẻ em Do Thái. Người Do Thái là những doanh nhân xuất sắc nhất trên thế giới, việc kiếm tiền đối với nguời Do Thái mà nói là sự thể hiện bản lĩnh ở mỗi người. Đó là lí do tại sao mỗi đứa trẻ Do Thái từ nhỏ đã có khái niệm “phải được đền đáp xứng đáng với những gì mình bỏ ra”. Ví như trẻ giúp cha mẹ làm việc nhà thì cha mẹ sẽ thưởng tiền cho trẻ, đương nhiên đối việc trẻ tự dọn phòng mình hay giặt quần áo của mình thì không được nhận tiền thưởng. Theo thời gian trẻ sẽ lớn lên và làm trong những nghành nghề khác nhau và trẻ sẽ hiểu được cái giá trị công sức mình bỏ ra và được nhận lại có xứng đáng hay không?

Đồng thời thành tích điểm số của trẻ cao hơn so với lần trước cũng nhận được phần thưởng, cha mẹ sẽ thưởng bằng cách mua đồ dùng học tập hoặc nấu những món ăn mà trẻ thích hoặc mua một món quà mà trẻ hằng mơ ước. Cha mẹ Do Thái cho rằng việc đặt ra phần thưởng sẽ là một điều khích lệ trẻ đồng thời cũng sẽ tạo ra mục tiêu để trẻ phấn đấu giành được.

Nguồn: http://toamviet.net/8-phuong-cham-nguoi-do-thai-day-con.html

Exit mobile version