Tin Tức

24/06/2018

Tips giúp Phụ huynh đánh giá tốt hơn về năng lực và sở thích của con em mình

Sự thông minh của trẻ có thể là năng lực về logic (toán học), năng khiếu về từ vựng (ngôn ngữ), khả năng về thị giác (không gian), về âm nhạc, về thiên nhiên, tương tác giữa người với người… Mỗi đứa trẻ đều đạt đến mức độ nào đó ở từng kiểu thông minh khác nhau. Mức độ này cao hay thấp thể hiện ưu thế hay hạn chế của cá nhân trong lĩnh vực đó.

Một đứa trẻ giải được bài toán khó chưa chắc giỏi hơn đứa trẻ khác trong lĩnh vực ngôn ngữ hay thiên nhiên. Vì vậy, vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ không nên rập khuôn hoặc áp đặt chung cho mọi trẻ, mà nên tìm hiểu, phát hiện những thiên hướng bẩm sinh. Mức độ thông minh không hằng định trong suốt cuộc đời mà có thể tăng thêm hoặc giảm đi tùy vào điều kiện học hành của trẻ.

Sở thích là chìa khóa mở ra cánh cửa mang tên “Năng lực”

Sở thích là bước đầu cho sự say mê, có thể trẻ thích nhiều thứ bởi vì hầu như tất cả đều mới mẻ với sự khám phá dần dần của trẻ. Nhưng qua sự sàng lọc, chỉ còn lại một vài hoạt động gây cho trẻ sự hứng thú thật sự, và dần dà phát triển lên thành mối đam mê, nhờ đó trẻ đạt được những kết quả khả quan nhất trong việc tập luyện cho mình những kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu do sở thích đem lại, cho dù có phải vượt qua những trở ngại khó khăn trong cuộc sống.

Có thể nói, sở thích hay sự ham thích là người thầy tốt nhất để đào tạo một con người, đi từ chỗ không biết cho đến chỗ thành thục, đi từ những điều tầm thường đến sự tinh xảo. Không những thế, sở thích cũng là một sự dẫn dắt có hiệu quả nhất trong sự hình thành một nghề nghiệp trong tương lai. Một đứa bé ham mê cây cỏ có thể trở thành một nhà khoa học về thực vật học, nhưng cũng có thể trở thành một người trồng hoa, ươm giống cây hay trồng cây cảnh và đạt được những thành công nhất định trong lĩnh vực mà mình ưa thích. Một trẻ ham mê nấu ăn có thể trở thành một nhà buôn bán thực phẩm nhưng cũng có thể trở thành một đầu bếp nổi tiếng.

Tài năng được đánh giá tốt hơn qua sở thích của con

Sở thích không hẳn chỉ là những thứ hay những điều mà mình ưa thích mà nó còn là một yếu tố để đánh giá khả năng phát triển hay năng lực của một đứa trẻ. Sở thích cũng là một yếu tố quan trọng để đạt được những thành công trong các hoạt động của mình.

Một nhà giáo dục Nhật Bản đã phát biểu: “Thiên tài chính là sự say mê một cách kiên trì với lòng ham thích” ông cũng nói: “Cách tạo ra một người tầm thường vô cùng đơn giản, đó là đừng để cho trẻ ưa thích một điều gì cả, chỉ cần thế thôi cũng đủ rồi !” Như vậy, chúng ta thấy chính sở thích được biểu lộ qua các trò chơi với những món đồ chơi, tuy không phải là một dự báo chính xác về thiên hướng nghề nghiệp sau này, nhưng nó lại là tiền đề cho một quá trình hình thành nhân cách và kỹ năng của một đứa trẻ.

Thế nên, thay vì việc ưu tiên số 1 cho việc học kiến thức, cha mẹ hãy cho con được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của gia đình, nhà trường, cho con chịu trách nhiệm nhiều hơn về cuộc sống của mình để con có cơ hội thực hành kiến thức được học vào thực tế. Đặc biệt bố mẹ cần chú trọng rèn luyện con trong việc thực hành khả năng tính toán, khả năng ngôn ngữ và khả năng vận dụng khoa học vào đời sống. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên khuyến khích con quan tâm hơn đến đời sống xã hội xung quanh, khuyến khích con đưa ra những chính kiến của mình để hình thành năng lực hiểu biết xã hội cũng như năng lực phân tích, phản biện.

TIN TỨC TIS
About nguyenhien

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.