Tin Tức

Saturday March 28th, 2015

Toán, Lý, Hóa, …được thay bằng điều hành hoạt động căn tin, Liên Hiệp Châu Âu – cải cách giáo dục Phần Lan

Trong nhiều năm qua, Phần Lan được biết đến với một hệ thống giáo dục thành công, luôn đứng ở nhóm hàng đầu trên bảng xếp hạng quốc tế về khả năng đọc hiểu và tính toán.

Chỉ có một số quốc gia phương Đông như Singapore và Trung Quốc đạt thứ hạng cao hơn Phần Lan trong bảng xếp hạng của chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA).Các chuyên gia giáo dục và chính trị gia trên khắp thế giới trong đó có cả Anh Quốc đã đến Helsinki với hi vọng tìm hiểu và nhân rộng bí quyết thành công của quốc gia này.

Điều đáng chú ý hơn cả là Phần Lan chuẩn bị thực hiện một trong những chương trình cải cách giáo dục căn bản nhất từng có – Loại bỏ phương pháp “dạy theo môn học” truyền thống và thay thế bằng “dạy học theo chủ đề”.

“Đây rồi sẽ là một sự thay đổi lớn của nền giáo dục Phần Lan mà chúng tôi đang mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu”, Liisa Pohjolainen (Phụ trách giáo dục Thanh niên và Vị thành niên tại Helsinkin – Thành phố tiên phong trong chương trình cải cách) chia sẻ.

Ông Pasi Silander – Giám đốc phát triển thành phố cho biết: “Điều chúng ta cần bây giờ là một chương trình giáo dục khác, gần hơn với thực tế việc làm. Người trẻ tuổi đều biết sử dụng máy tính tiên tiến. Trước đây, các ngân hàng cần rất nhiều nhân viên để tổng hợp số liệu, nhưng bây giờ điều đó đã hoàn toàn thay đổi. Chính vì vậy, chúng ta cần phải thay đổi nền giáo dục để đáp ứng yêu cầu cần thiết của xã hội công nghiệp và hiện đại.”

Các bài học theo môn học cụ thể – 1 giờ học lịch sử vào buổi sáng, 1 giờ học địa lí vào buổi chiều – hiện đang bị loại bỏ dần đối với học sinh 16 tuổi tại các trường Trung học trong thành phố. Các bài dạy theo môn học này được thay thế bằng các giờ dạy mà người Phần Lan gọi là “Việc dạy Hiện tượng” hay dạy học theo chủ đề. Chẳng hạn, một học sinh đang theo học một khóa học hướng nghiệp có thể học các bài học về “dịch vụ căn tin” bao gồm các kỹ năng: Toán, ngôn ngữ (để phục vụ khách nước ngoài), kỹ năng viết và giao tiếp.

Các học sinh nghiêng về văn hóa hơn được học các chủ đề liên môn học, ví dụ như Liên minh châu Âu, trong đó kết hợp các kiến thức về kinh tế, lịch sử (của các quốc gia liên quan), ngôn ngữ và địa lý.

Ngoài ra, còn nhiều thay đổi khác với kiểu dạy & học truyền thống: học sinh ngồi học thụ động trước giáo viên, lắng nghe bài giảng, hay chờ đợi để được giáo viên hỏi. Thay vào đó, học sinh sẽ học theo phương pháp khuyến khích sự trao đổi hợp tác: học sinh làm việc theo các nhóm nhỏ để giải quyết các vấn đề, đồng thời cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Bà Marjo Kyllonen – Giám đốc giáo dục thành phố Helsinkin (người sẽ trình bày kế hoạch chi tiết về cải cách trước hội đồng vào cuối tháng này) cho biết “Không chỉ ở Helsinki, cải cách sẽ được đón nhận trên khắp đất nước Phần Lan.”

“Chúng ta thật sự cần phải suy nghĩ lại về nền giáo dục và cải cách lại hệ thống giáo dục của đất nước để chuẩn bị cho trẻ em các kỹ năng cần thiết cho hôm nay và ngày mai.

Có những trường học vẫn giảng dạy theo phương pháp đã lỗi thời từ thế kỉ 20, nhưng nhu cầu ngày nay đã khác. Chúng ta cần phương pháp phù hợp với thế kỷ 21.”

Tuy nhiên ở Phần Lan, cuộc cải cách này cũng vấp phải sự phản đối của giáo viên và các nhà lãnh đạo – nhiều người trong số họ đã dành cả cuộc đời theo đuổi một bộ môn cụ thể để rồi được bảo rằng họ phải thay đổi cách giảng dạy.

Bà Kyllonen ủng hộ phương pháp “đồng giảng dạy” để lên kế hoạch bài giảng.Qua đó, bài học sẽ có kiến thức không chỉ từ một giáo viên chuyên dạy một môn học. Các giáo viên áp dụng hệ thống mới này sẽ được tăng lương.

Theo ông Silander, khoảng 70% giáo viên các trường trung học tại thành phố đã được huấn luyện phương pháp giảng dạy mới.Ông cũng cho biết “Chúng tôi đã thực sự thay đổi quan niệm,thật sự là khó khăn để giáo viên bắt đầu làm quen với cải cách…nhưng khi đã tiếp cận phương pháp mới, họ cho biết không muốn quay lại phương pháp giảng dạy cũ.”

Các thống kê ban đầucũng đã cho thấy lợi ích của cải cách đối với học sinh. Trong 2 năm từ khi phương pháp giảng dạy mới được áp dụng, kết quả học tập của học sinh đã được cải thiện.

Các trường học Phần Lan có nghĩa vụ giới thiệu phương pháp “Giảng dạy dựa trên hiện tượng” ít nhất một lần trong một năm.Những đợt này có thể kéo dài nhiều tuần.Tại Helsinki, cuộc cải cách này được đẩy nhanh hơn. Các trường được khuyến khích dành 2 giai đoạn trong năm ápdụng theo phương pháp mới. Theo kế hoạch chi tiết của Bà Kyllonen công bố vào cuối tháng này, dự kiến đến năm 2020, cải cách được áp dụng ở tất cả các trường học của Phần Lan.

Trong khi đó, các trường học Mầm non cũng tiến hành thay đổi thông qua một dự án cải tiến, Trung tâm Học tập Vui chơi đã thảo luận với ngành công nghiệp trò chơi máy tính về việc giới thiệu phương pháp học tập “vui chơi” nhiều hơn cho trẻ nhỏ.

“Chúng tôi muốn Phần Lan là đất nước dẫn đầu về phương pháp học tập vui chơi cho trẻ,” Ông Olavi Mentanen – Giám đốc dự án PLC phát biểu.

Sự quan tâm giáo dục của thế giới sẽ đổ dồn vào Phần Lan bởi quyết định thay đổi giáo dục của đất nước này: việc này có thể giữ vững hay cải thiện thứ hạng của Phần Lan trên bảng xếp hạng PISA do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo.

Nếu kết quả là có thể thì phản ứng của thế giới với việc này sẽ như thế nào?

Nguồn: http://www.independent.co.uk/news/world/europe/finland-schools-subjects-are-out-and-topics-are-in-as-country-reforms-its-education-system-10123911.html

Uncategorized
About Trường Quốc Tế
Hệ thống giáo dục phổ thông quốc tế TIS ( The International School ) theo đuổi tầm nhìn trở thành giải pháp hiệu quả cho mối quan hệ của phụ huynh và học sinh; là môi trường phát triển vững chắc cho học sinh cả về học vấn, năng khiếu và tính cách, phẩm chất. TIS làm điều này thông qua sự kết hợp hài hòa Chương trình Giáo dục Quốc gia với Chương trình Giáo dục Quốc tế, với phương pháp giáo dục cá thể hóa (Personalized Education) giúp các em sẵn sàng đương đầu với thử thách của cuộc sống cũng như thành công ở những bậc học cao hơn, đồng thời vẫn gìn giữ những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.